• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Hướng về biển đảo quê hương

Tết sớm ở Trường Sa

21/01/2025 13:34

Còn khoảng chục ngày nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhưng quân và dân ở các đảo trên quần đảo Trường Sa đã sắm sửa, chuẩn bị đón Tết sum vầy.

Tết năm nay là năm thứ hai gia đình anh Nguyễn Minh Tâm và chị Lê Thị Minh Diệu đón Tết trên đảo Trường Sa. Chị Diệu chia sẻ, vợ chồng có 2 người con, nhưng Tết năm nay con lớn ở trong đất liền đón Tết cùng ông bà nội vì năm rồi lên cấp 2, cháu phải vào bờ học. Gia đình và cán bộ, chiến sĩ đón Tết trên đảo năm nào cũng rất vui và ấm cúng, nên đã vơi đi nhiều nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền. Đón Tết ở đây cũng có đầy đủ các thứ thiết yếu như trong đất liền như bánh chưng, hoa mai, hoa đào, cây quất, mứt, bánh kẹo.

“Ở đây còn có cán bộ, chiến sĩ trên đảo coi nhau như người thân, ruột thịt trong gia đình. Chúng tôi cùng gói bánh chưng, nấu bánh chưng, tham gia các trò chơi dân gian, văn nghệ, rất là vui- chị Diệu cười nói.

Loay hoay sắp mâm ngũ quả cùng đồng đội, gương mặt lấm tấm mồ hôi của chiến sĩ Nguyễn Minh Vấn - đảo Trường Sa ánh lên niềm vui. Từ vùng đất Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), tốt nghiệp THPT, vì yêu biển đảo quê hương, muốn đóng góp sức trẻ bảo vệ nơi tiền tiêu của Tổ quốc, Vấn đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ.

Chiến sĩ Nguyễn Minh Vấn cùng đồng đội chuẩn bị mâm ngũ quả và trang trí Tết. Ảnh: DN

 

Vấn cho hay: Đây là năm đầu tiên em xa gia đình và đón Tết tại đảo. Mới đầu, em cảm thấy rất bỡ ngỡ. Những công việc như trang trí, sắp mâm ngũ quả hay gói bánh chưng em chưa làm bao giờ khi ở nhà. Nay được các anh tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, em đã có thể làm được tất cả mọi việc, mặc dù chưa được đẹp lắm. Các anh đã tạo ra một không khí đón Tết rộn ràng, vui vẻ như trên đất liền nên em cảm thấy ấm áp, đỡ nhớ nhà hơn.

Tôi đã đón 4 cái Tết trên đảo từ Cô Lin, Đá Đông A rồi đến đảo Trường Sa. Tết ở đây khác xa so với đất liền vì ở đây là không có rượu, bia và khói thuốc nhưng tình đồng chí, đồng đội, tình quân, dân trên đảo lại gắn bó kéo sơn hơn bao giờ hết-  Trung tá Cấn Ngọc Sơn, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) hồ hởi mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.

Với cương vị là người đứng đầu, anh Cấn Ngọc Sơn cho biết: Để cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ đất liền nhất là vào dịp Tết đến Xuân về, năm nào cũng vậy, chúng tôi rất quan tâm tới công tác chuẩn bị Tết cho quân và dân trên đảo.

Đảo đã chuẩn bị tốt về lương thực, thực phẩm để quân và dân đón Tết như heo, gà, vịt, rau, củ, quả. Ngoài ra, đảo còn tiếp nhận các mặt hàng từ đất liền gửi ra cho quân và dân trên đảo đón Tết. Chúng tôi rất vui khi nhận được tình cảm của nhân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, để quân và dân trên đảo được đón Tết đủ đầy, đầm ấm, ý nghĩa, đón Tết ở đảo cũng như ở đất liền. Quân và dân trên đảo hứa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào đều luôn đoàn kết một lòng, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc- Trung tá Cấn Ngọc Sơn trao đổi.

Các hoạt động vui Xuân, đón Tết được chỉ huy đảo phân công cán bộ phụ trách từng hoạt động, để quân và dân thực sự có một cái Tết sum vầy, không còn nỗi nhớ nhà, nhớ người thân bởi người thân chính là cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo.

Cán bộ, chiến sĩ vui xuân mới nhưng không quên nhiệm vụ; thực hiện nghiêm việc canh gác, sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: DN

 

Đón năm mới, quân và dân trên đảo cùng nhau tham gia các hoạt động thể dục, thể thao như nhảy bao bố, giao lưu bóng đá, bóng chuyền, kéo co, ném vòng cổ chai. Khi nắng chiều dần buông, sân khấu giao lưu văn nghệ được trang trí rực rỡ. Tiếng đàn, tiếng hát của những người lính đảo và cư dân lại vang lên giữa không gian bao la của biển trời, làm mọi người xích lại gần nhau hơn.

Sáng đầu năm là lễ chào cờ đặc biệt, thiêng liêng được tổ chức trước cột mốc chủ quyền. Sau đó, quân và dân dâng hoa, dâng hương tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ; Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ; thăm, chúc Tết các hộ dân và các chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu tại các vị trí trên đảo.

Những đồng chí đảm nhận nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu nghiêm túc, trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ca trực của mình. Sau khi hết ca trực về quây quần bên đồng chí, đồng đội, kể cho nhau nghe những dự định của năm mới. Tất cả cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo đều xác định tốt tư tưởng, luôn cảnh giác, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đất trời vào Xuân, từ đảo Trường Sa, quân và dân đã gửi lời chúc năm mới về đất liền: Chúc quê hương một mùa Xuân an lành, hạnh phúc. Hậu phương hãy yên tâm, bởi nơi đây, những người con đất Việt vẫn vững tay súng, vươn khơi bám biển, giữ trọn mùa Xuân cho Tổ quốc.

Dương Nương

   

Các tin khác

  • Tự tình với biển
  • Thanh xuân gửi lại Trường Sa
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng- Kỳ III: Thiêng liêng lời thề giữa trùng khơi
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ II: “Hòn ngọc” xanh giữa biển Đông
  • Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ I: “Gieo” chữ nơi đầu sóng
  • Quần đảo Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc
  • Thiêng liêng Lễ chào cờ ở Trường Sa
  • Chùm ảnh: Xanh hóa Trường Sa
  • Thăm “thủ đô” huyện đảo Trường Sa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by