Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, bên cạnh chiếc mũ bảo hiểm quen thuộc, người điều khiển mô tô, xe máy ngoài đường không thể thiếu chiếc khẩu trang - vật bất ly thân che mũi, che miệng. Dù chẳng có “họ hàng” gì với nhau nhưng đều mang ý nghĩa tích cực về trách nhiệm cá nhân với lợi ích cộng đồng.
Ngày 17/4, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức đợt phát gạo đầu tiên trong chương trình “Cây ATM gạo thanh niên” nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid -19.
Mới đây, ngày 13/4, chúng tôi đã có dịp theo đoàn công tác của Tỉnh đoàn Kon Tum về xã Đăk Long (huyện Đăk Glei) để tổ chức trao tặng nhu yếu phẩm và vật tư phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho 50 hộ gia đình chính sách trên địa bàn.
Những năm qua, Huyện đoàn Kon Plông luôn làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng tạo nền móng căn bản để các đoàn viên thanh niên có nhận thức chính trị đúng đắn, xứng đáng là đội hậu bị tin cậy của Đảng.
Ngọc Lây là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tu Mơ Rông, 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Đây cũng là xã giáp ranh giữa Kon Tum và Bắc Trà My (Quảng Nam). Vì vậy, ngay từ những ngày đầu dịch bệnh Covid- 19 xảy ra, công tác chống dịch được chính quyền và người dân triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc.
Không học trực tiếp trên trường, không đi học thêm, không lò luyện, các em học sinh lớp 12 trên địa bàn thành phố Kon Tum đang nỗ lực vượt khó, miệt mài ôn tập để đạt kết quả tốt cho kỳ thi sắp tới.
Sáng 16/4, cơ sở cách ly tập trung Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tiếp nhận 5 trường hợp đi từ vùng dịch về thành phố Kon Tum để cách ly tập trung, theo dõi.
Dưới sự chỉ đạo của các cấp, đặc biệt là từ Sở GD& ĐT, Trường THPT Duy Tân (thành phố Kon Tum) đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh.
Không cam chịu với nghèo khó, anh A Hùng (36 tuổi) hiện đang sinh sống ở thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông sau nhiều năm nỗ lực làm việc, vượt qua khó khăn đã gặt hái được nhiều thành công trên mảnh đất quê hương mình.
Do đặc thù công việc, những công nhân vệ sinh môi trường luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro, nguy hiểm tới sức khỏe, nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân vệ sinh môi trường là điều hết sức cần thiết trong lúc này.
Gạt những lo toan, gánh nặng cơm áo, những ngày cách ly xã hội là thời gian để mỗi người sống chậm lại, làm những điều bình dị, tận hưởng sự thư thái, bình an từ những điều bé nhỏ.
Từ chiều 15/4, tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), UBND thành phố Kon Tum phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum tiến hành hỗ trợ gạo cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố.
Sau thời gian 2 tuần đóng cửa, nhiều chủ cơ sở kinh doanh hàng hóa không thiết yếu cho biết đã tiến hành công việc chuẩn bị để có thể mở cửa hàng trở lại nếu quy định thực hiện cách ly xã hội được kết thúc từ sau ngày 15/4.
Sáng 15/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Ngọc Hồi tổ chức trao quyết định cho 25 công dân hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung tại Trung tâm Y tế huyện.
Sáng 15/4, tại Trường Phổ thông Dân tộc - Nội trú huyện Kon Rẫy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Kon Rẫy trao quyết định cho 7 công dân hoàn thành thời gian cách ly y tế tập trung.
Sáng 15/4, Đoàn phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) phối hợp với siêu thị Co.opmart Kon Tum tổ chức chương trình “Bữa cơm không đồng” hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn phường.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, lực lượng quân y Bộ đội Biên phòng tỉnh còn làm tốt công tác bảo vệ và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh. Trong thời kỳ cả nước tập trung chống dịch bệnh Covid-19, những người thầy thuốc mang quân hàm xanh đang đồng hành, góp sức “chia lửa” trên mặt trận chống dịch.
Ngày 15/4, Sở Giao thông Vận tải điều 2 chuyến xe vận chuyển miễn phí 22 trường hợp hết thời gian cách ly y tế tập trung về địa phương. Đây là việc làm nhằm chia sẻ với cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.