Trong điều kiện dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, kéo dài, thực hiện chủ trương dạy và học trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) nhằm thực hiện tốt kế hoạch của năm học 2021-2022, ngành GD-ĐT huyện Đăk Tô linh hoạt triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm thích ứng với phòng, chống dịch Covid- 19 trong tình hình mới.
Thực hiện Chỉ thị số 917/1999/CT-QP, ngày 22/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về “xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện trong toàn quân” (Chỉ thị số 917), trong hơn 22 năm qua, Đảng bộ, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), huấn luyện giỏi và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Đúng 5h sáng, cả đoàn chúng tôi tập trung tại trụ sở Tỉnh đoàn (27, Nguyễn Viết Xuân, thành phố Kon Tum) để bắt đầu chuyến công tác về thôn Tân Túc, xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei - một thôn nằm sâu giữa đại ngàn Ngọc Linh, để khởi công xây dựng phòng học tại điểm trường thôn. Dẫu biết đây sẽ là một chuyến hành trình nhiều vất vả, nhưng không một ai ngần ngại, bởi mọi người đều mong muốn mang lại niềm vui cho các em nhỏ nơi đây.
Ngày 21/3, Sở Y tế ban hành Thông báo số 1387/TB-SYT cập nhật kết quả đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tính đến 00h00 ngày 21/3, toàn tỉnh có 23/102 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 1 (vùng xanh).
Ngày 21/3, Huyện đoàn Đăk Hà tổ chức ra quân Tháng Thanh niên gắn với triển khai xây dựng các công trình, phần việc thanh niên năm 2022 tại thôn Đăk Duông, xã Ngọc Wang.
Trong 2 ngày (19-20/3), Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Nhóm Tình nguyện viên Chữ thập đỏ tỉnh Kon Tum tổ chức trao quà cho người nghèo, người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại huyện Đăk Hà, thành phố Kon Tum và huyện Sa Thầy.
Những ngày gần đây, số lượng các ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng cao, nhưng đa số đều ở thể nhẹ nên người dân được cách ly, điều trị tại nhà. Lợi ích của việc cách ly, điều trị F0 tại nhà có lẽ ai cũng thấy rõ, nhưng điều đáng nói là nhiều người đang tự trở thành các “bác sĩ” của F0.
Trong việc thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, vai trò của người “đầu tàu” nói đi đôi với làm và làm hiệu quả rất quan trọng, có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế ở khu dân cư. Ông Đinh Cao Thế (người Mường) – Bí thư Chi bộ thôn Đăk Tang, xã Rờ Kơi, huyện Sa thầy là một trong những người trong số ấy.
Bằng sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần xung kích, tình nguyện, tuổi trẻ thành phố Kon Tum ra quân xây dựng cơ sở, giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Từng việc làm tuy nhỏ nhưng thiết thực, không chỉ góp phần xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng ven thành phố, mà còn để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với bà con nhân dân.
Ngày 18/3, tại Trường Phổ thông DTNT huyện Đăk Glei, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên (Tỉnh đoàn Kon Tum) phối hợp với Huyện đoàn Đăk Glei tổ chức Chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho đoàn viên, thanh niên, học sinh năm 2022.
Nghe tin bạn mới xuất viện, rủ nhau đi thăm. Bình thường thì đã có thể xúm xít “hội nhóm”, nhưng vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca dương tính tại địa bàn tỉnh liên tục gia tăng trong những ngày gần đây, nên chỉ có hai “đại diện”. Khẩu trang hai chiếc chồng nhau, quần áo, tay chân sát khuẩn cẩn thận, chúng tôi vẫn ngồi cách nhau trong căn phòng rộng, nói năng chừng mực.
Theo phản ánh của người dân, thời gian qua, có hiện tượng một số kẻ xấu chặt phá, trộm cắp cây xanh trên tuyến đường bao khu dân cư phía Nam thành phố Kon Tum. Hành động phá hoại này gây thiệt hại về kinh tế, môi trường và ảnh hưởng mỹ quan đô thị.
Sáng 17/3, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Văn phòng Plan tại Kon Tum tổ chức Hội thảo mở rộng cấp tỉnh về phối hợp liên ngành để giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi; lồng ghép giới, chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm cải thiện dinh dưỡng, góp phần vun đắp giá trị gia đình Việt Nam.
Dọc dài lịch sử của vùng đất Kon Tum, đặc biệt là 109 năm kể từ ngày thành lập tỉnh (9/2/1913) đến nay, luôn có những mốc thời gian đáng nhớ, đánh dấu từng chặng đường lịch sử có lúc trầm, lúc thăng, khi bi tráng, khi hào hùng. Và ngày 16/3 là một mốc son trong những mốc son ấy.
Trong thời gian qua, Công an huyện Ngọc Hồi đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
Thực hiện mô hình “Thầy cô thay cha mẹ chăm sóc học sinh F0”, từ ngày 8/2 đến ngày 11/3/2022, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Kon Plông đã phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức chăm sóc, điều trị khỏi 119/140 học sinh bị nhiễm Covid-19.
Cách đây 47 năm, ngày 16/3/1975, một tin vui ngập tràn đã làm nức lòng đồng bào các dân tộc trong tỉnh, đó là ngày tỉnh Kon Tum hoàn toàn được giải phóng, mở ra một giai đoạn mới – giai đoạn bảo vệ, xây dựng và phát triển. Trên hành trình phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự điều hành linh hoạt của chính quyền, đồng bào các dân tộc trong tỉnh vững bước đi lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Trước nhiều sự lựa chọn từ những quán cà phê với thiết kế hiện đại, sang trọng ở Măng Đen (Kon Plông), tôi lại ấn tượng với Xanh quán – một quán cà phê ọp ẹp, cũ kĩ với những vật dụng được làm bằng đồ tái chế. Càng ấn tượng hơn với thông điệp của quán: “1 sản phẩm, 1 cây rừng”; với mỗi món nước, mỗi vị khách sẽ góp 1 cây xanh cho Quỹ “Phủ xanh Măng Đen”.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.