Trong 2 ngày 25-26/9, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực báo chí năm 2023 cho 140 học viên là lãnh đạo các cấp, các ngành, địa phương từ tỉnh đến cơ sở và phóng viên, biên tập viên báo chí trên địa bàn tỉnh.
Có thể nói, trong dòng chảy thời sự tuần qua, tôi đặc biệt quan tâm đến Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028. Và tôi cũng tin rằng, đây là một trong những sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Sáng 24/9, UBND phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) phối hợp với Ban tổ chức Giải Tennis từ thiện tỉnh Kon Tum mở rộng lần thứ II-2023 tổ chức Khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho những hộ đồng bào DTTS khó khăn về nhà ở.
Thời gian qua, huyện Đăk Tô triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động vào 12/9/2021). Qua đó, góp phần tích cực vào công tác chuyển đổi số tại các trường học trên địa bàn huyện Đăk Tô, tạo điều kiện để các trường học làm tốt công tác dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Sa Thầy quan tâm chỉ đạo ngành GD&ĐT và các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục học sinh DTTS.
Trên địa bàn phường Thắng Lợi (thành phố Kon Tum) hiện còn một số đoạn đường đất thuộc thôn Kon Tum Kơ Pơng chưa được đầu tư xây dựng, gây khó khăn cho việc đi lại của người dân và mất mỹ quan đô thị, nhất là vào mùa mưa. Khu vực các đoạn đường này đi qua nằm ngay rìa trung tâm thành phố, nhưng nhìn không khác đường làng ở vùng sâu vùng xa.
Trong những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia, hưởng ứng phong trào thi đua “NCT làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội NCT Việt Nam phát động. Qua đó, phong trào đã lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh, xuất hiện nhiều gương điển hình NCT sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Bước vào năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Kon Rẫy tiếp tục nỗ lực vượt khó, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục. Trong đó, toàn ngành xác định tiếp tục phát huy sự đổi mới sáng tạo, chủ động trong công tác dạy và học, xem đây là “chìa khóa vàng” giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Qua 2 năm (7/2021-7/2023) thực hiện Chương trình số 22-CTr/HU, ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XVII “về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS đến 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Chương trình số 22-CTr/HU), nhiều chỉ tiêu chưa đạt, đòi hỏi phải phấn đấu nhiều hơn nữa để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025), ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tập trung huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giáo dục theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nhờ đó, từng bước đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong công tác dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Với việc thực hiện “Ba bám, bốn cùng” trong triển khai Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” (gọi tắt Cuộc vận động), Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh góp phần giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội khu vực biên giới.
Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp hội nông dân tỉnh đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động và đã đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Theo đó, vai trò của tầng lớp nông dân ngày càng được khẳng định - là chủ thể có đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Các cấp hội đã phát huy được tinh thần cần cù, năng động, sáng tạo, đoàn kết của hội viên, nông dân, đưa diện mạo của địa phương ngày càng đổi thay, giàu đẹp.
12.307 hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, phong tục không còn phù hợp, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo là một trong những kết quả sau 2 năm tỉnh ta triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Kết quả này một lần nữa minh chứng khi có sự thay đổi về tư duy, nhận thức sẽ có sự thay đổi về hành động để cuộc sống mỗi người trở nên tốt đẹp hơn.
Chiều 20/9, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên A M Rưng (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) và Võ Thị Nương (phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum).
Với sự đồng sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”tại thôn Kon Krơk (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) đã và đang đem lại những đổi thay đáng ghi nhận.
Thời gian qua, người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Kon Plông không còn xa lạ với các “lớp học xóa mù chữ” sáng điện vào mỗi tối. Những bàn tay thô ráp, chai sần của những người nông dân vốn quen với con dao, cái cuốc ban ngày đi làm rẫy, ban đêm lại đến lớp nắn nót từng con chữ với mong muốn viết và đọc thành thạo tiếng phổ thông, để dạy dỗ con cái học hành, học hỏi thêm cách làm ăn.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.