• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
THƯ TÒA SOẠN    Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh    [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới    SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiểm tra vận hành thử nghiệm bộ máy chính quyền cấp xã tại thành phố Kon Tum   

Xã hội

Dấu ấn một nhiệm kỳ

21/09/2023 06:05

Trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp hội nông dân tỉnh đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động và đã đạt được kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Theo đó, vai trò của tầng lớp nông dân ngày càng được khẳng định - là chủ thể có đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trong nhiệm kỳ qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2018-2023. Trong đó, tập trung lãnh đạo hội viên, nông dân đột phá vào những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội, cũng như công tác xây dựng Hội.

Cụ thể, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và vượt so với mục tiêu Đại hội đề ra. Công tác tuyên truyền có nhiều đổi mới, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả. Việc xây dựng tổ chức Hội ngày càng được củng cố, chất lượng hội viên được nâng lên rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ luôn được các cấp hội quan tâm, nhằm nâng cao nhận thức và hiệu quả trong công tác điều hành, lãnh đạo hội viên.

Hội Nông dân tỉnh Kon Tum tham gia Hội thi Nhà Nông đua tài toàn quốc lần thứ V. Ảnh: TT

 

Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phát triển trồng trọt, chăn nuôi; đổi mới hình thức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các loại cây trồng chủ lực của tỉnh tiếp tục được chú trọng phát triển mạnh. Trong đó, tổng diện tích cà phê đạt khoảng 29.236ha, cao su 77.402ha, cây ăn quả 9.177ha, sâm Ngọc Linh 1.264ha, cây dược liệu 4.195ha. Các mô hình chăn nuôi tiếp tục duy trì ổn định và phát triển; tình hình dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi được kiểm soát hiệu quả đã góp phần quan trọng vào việc ổn định, phát triển ngành nông nghiệp tỉnh nhà.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được các cấp hội quan tâm triển khai đến hội viên. Tổng số sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên đạt 188 sản phẩm, dự kiến đến cuối năm 2023 có 07 sản phẩm được công nhận đạt 5 sao cấp quốc gia.

Trong nhiệm kỳ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nêu cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất. Hầu hết hội viên đều chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hội viên phát huy tốt vai trò chủ thể; tích cực, chủ động tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Qua các phong trào, hoạt động của các cấp hội, hội viên, nông dân ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường, tích cực tham gia thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hội viên mạnh dạn ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất và đạt hiệu quả cao. Đời sống vật chất, tinh thần của hội viên, nông dân được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 37,49 triệu đồng (năm 2018) lên 52,43 triệu đồng (năm 2022). Năm 2022, toàn tỉnh còn 15.943 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 10,86% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh), 8.857 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 6,03% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh).

Trong nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân các cấp đã tập trung phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp tích cực lan tỏa phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Theo đó, ngày càng có nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại tổng hợp, tổ hợp tác, hợp tác xã… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, số hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp không ngừng tăng lên. Tính đến cuối năm 2022, phong trào đã thu hút 12.870 hộ nông dân trên toàn tỉnh đăng ký thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Trong đó, số hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp là 10.419 hộ, tăng 74,05% so với năm 2018.

Trao Giấy chứng nhận cho 3 ý tưởng khởi nghiệp. Ảnh: TT

 

Các hoạt động hỗ trợ hội viên, nông dân được các cấp hội nông dân triển khai phong phú, đa dạng. Tỉnh hội chỉ đạo tổ chức hội trực thuộc tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Tính đến ngày 30/6/2023, Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt 18.950 triệu đồng (tăng 12.950 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ). Trong đó, cấp tỉnh quản lý 16.000 triệu đồng, đã triển khai cho vay 30 dự án, có 280 hộ vay; cấp huyện quản lý 2.950 triệu đồng, đã giải ngân cho vay 18 dự án, có 73 hộ vay.

Các cấp hội tích cực phối hợp với Ngân hàng CSXH tuyên truyền, vận động hội viên vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, tổng dư nợ do Hội Nông dân quản lý là 1.146.296 triệu đồng (tăng 465.434 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ), có 474 tổ tiết kiệm và vay vốn, có 20.037 hội viên vay vốn. Các cấp hội còn phối hợp với Ngân hàng Agribank thành lập 02 tổ liên kết vay vốn có 45 thành viên tham gia, với tổng dư nợ 1.580 triệu đồng.

Hàng năm, các cấp hội phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, khảo sát nhu cầu học nghề của hội viên, nông dân.

Trong đó, tích cực phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn nông dân đăng ký, học tập theo đúng nguyện vọng nhu cầu của mình. Đồng thời vận động được 10.386 hội viên, nông dân tham gia học nghề. Sau đào tạo có 6.373 học viên có việc làm ổn định.

Hội nông dân các cấp chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 487 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 16.560 lượt hội viên; triển khai 11 đợt cho 336 hội viên, nông dân nghèo đi học tập kinh nghiệm đối với một số mô hình đạt hiệu quả cao ở trong và ngoài tỉnh.

Hằng năm, 100% các huyện, thành hội và 80% các xã, phường, thị trấn phối hợp tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật (với 96 mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị), cho hơn 19.320 lượt hội viên.

Bà Võ Thị Bích Hường – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đánh giá: Đạt được những kết quả trên chính là nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp. Xuyên suốt nhiệm kỳ, các cấp hội nông dân trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, nhờ đó công tác hội và phong trào nông dân đã đạt và vượt các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội VIII đề ra, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh tỉnh nhà. 

Tất Thành

   

Các tin khác

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Cùng con viết tiếp ước mơ tươi sáng
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn
  • Một hành trình khép lại để mở ra chặng đường mới
  • Nhớ cầu Đăk Bla
  • Niềm tin và kỳ vọng
  • Về chung một nhà
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • THƯ TÒA SOẠN
  • Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • THƯ CẢM ƠN
  • Thông báo về việc hợp nhất các ấn phẩm báo in, báo điện tử; chương trình phát thanh, truyền hình của Báo Quảng Ngãi và Trung tâm Truyền thông tỉnh Kon Tum
  • Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi sau sáp nhập
  • Vững niềm tin, xây khát vọng
  • Quảng ngãi công bố tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính tỉnh
  • Hợp nhất để đi xa hơn, bền vững hơn

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • [EMAGAZINE] Báo Kon Tum điện tử - Khép lại hành trình để mở ra chặng đường mới
  • Kon Tum: Sự hào sảng của đất và nét hiền hòa của người
  • Chùm ảnh: Đồi chè ở vùng Đông Trường Sơn
  • Điểm tựa yêu thương

Đất & Người Kon Tum

  • Người truyền lửa cồng chiêng cho thế hệ trẻ ở thôn Kon Hia 1
  • Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.
  • Rượu ghè men lá H’nham
  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by