Tối 10/12, tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Ban tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II, năm 2024 (gọi tắt là Tuần Văn hóa- Du lịch 2024) tổ chức tổng duyệt chương trình Lễ khai mạc. Đồng chí Y Ngọc- Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Tuần Văn hóa- Du lịch 2024 chủ trì Tổng duyệt.
Từ ngày 11/12 đến ngày 14/12, tỉnh Kon Tum tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II (Tuần Văn hóa - Du lịch), năm 2024 với nhiều nội dung đặc sắc, hấp dẫn. Đây là dịp để tôn vinh, quảng bá và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Nhân dịp này, phóng viên Báo Kon Tum có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Sở VH,TT&DL, Phó Trưởng Ban Tổ chức xung quanh vấn đề tổ chức.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và đồng thuận của đông đảo nhân dân, công tác chuẩn bị cho Tuần Văn hóa - Du lịch và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh năm 2024 trên địa bàn thành phố Kon Tum đã hoàn tất, hứa hẹn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm ý nghĩa và ấn tượng tốt đẹp.
Để sẵn sàng cho Tuần Văn hóa- Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II, năm 2024 (gọi tắt là Tuần Văn hóa - Du lịch 2024) thành công tốt đẹp, các đơn vị, địa phương, cộng đồng nghệ nhân trên địa bàn tỉnh nỗ lực tập luyện, dàn dựng các tiết mục nghệ thuật với tinh thần khẩn trương, sôi nổi và đầy nhiệt huyết.
Hướng đến Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024, với tinh thần chủ động, tích cực, các nghệ nhân của huyện Sa Thầy đã nỗ lực chuẩn bị tập luyện để đem đến những tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Tu Mơ Rông là huyện nghèo của tỉnh Kon Tum với tỷ lệ đồng bào Xơ Đăng chiếm 95%. Huyện có tiềm năng để phát triển du lịch. Đó là những ngôi rừng nguyên sinh rộng ngút ngàn, những đồi săn mây uốn lượn, hệ thống ruộng bậc thang trải dài, những con thác tuyệt đẹp như thác công chúa Siu Puông, thác 7 tầng, thác Đa Tầng, thác Tea Prông. Đặc biệt, là kho tàng văn hóa đồng bào Xơ Đăng độc đáo và vườn sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới.
Khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đan lát cho thế hệ trẻ thông qua các lớp truyền nghề để những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, đó là cách làm của nhiều người cao tuổi, già làng, nghệ nhân tâm huyết ở huyện Đăk Hà trong những năm qua.
Gần một năm nay, người dân quanh khu vực Trường Phổ thông DTNT Sa Thầy đã quen với những thanh âm cồng chiêng rộn rã vào chiều tối thứ Bảy hằng tuần. Tiếng cồng tiếng chiêng ấy được vang lên bởi những nghệ nhân nhí là học sinh của trường đang tập luyện.
Những năm qua, với nguồn lực đầu tư từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án khác, huyện Tu Mơ Rông đã tập trung bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn và hướng đến phát triển du lịch để tăng thu nhập cho đồng bào Xơ Đăng nơi đây.
Đan lát là nghề đã có từ lâu đời của đồng bào Gié Triêng ở thôn Măng Rao (xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei). Bằng bàn tay khéo léo, nhiều nghệ nhân đã biến tre, nứa thành những vật dụng sinh hoạt chắc chắn, đẹp mắt, giúp tăng thêm thu nhập và góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống.
Những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) vùng đồng bào DTTS ở huyện Sa Thầy không ngừng phát triển. Từ các môn thể thao truyền thống cho đến hiện đại đều được đồng bào tích cực tham gia tập luyện, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa tăng tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng.
Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2025, tỉnh ta triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển hiệu quả du lịch tại địa phương.
Chiều 3/12, Tiểu ban Tuyên truyền Tuần Văn hóa - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024, tổ chức họp triển khai các nhiệm vụ, nội dung liên quan. Đồng chí Trần Văn Thu- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền chủ trì cuộc họp.
Nhằm bảo tồn, giữ gìn, phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Xơ Đăng, một số nghệ nhân tại xã Măng Bút (huyện Kon Plông) đã cùng nhau tham gia vào nhóm phụ nữ dệt thổ cẩm. Không chỉ phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của bà con nhân dân, các sản phẩm thổ cẩm tại xã Măng Bút còn đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi (từ 26-30/11), chiều 30/11, tại Sân vận động tỉnh, Giải bóng đá Thanh niên dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Nguyên năm 2024 kết thúc thành công tốt đẹp và trao giải cho các tập thể, cá nhân xuất sắc.
Bằng đôi tay khéo léo cùng trí tưởng tượng phong phú, ông A Hùng ở làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) đã “biến” những khúc gỗ vô tri thành những bức tượng mang cảm xúc, sống động.
Những năm qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh ta quan tâm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.
30 năm là một chặng đường văn nghệ với bao thăng trầm và đầy tình nghĩa! Những kỷ niệm của hơn 30 năm vẫn còn in đậm trong tâm thức những người làm văn nghệ ở Kon Tum.
Sáng 28/11 tại Quảng trường Trung tâm huyện Tu Mơ Rông, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang của đồng bào dân tộc Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông lần thứ II năm 2024. Đây là một trong 5 sự kiện do huyện Tu Mơ Rông tổ chức nhằm hưởng ứng Tuần Văn hoá - Du lịch lần thứ V và Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ II năm 2024 và kỷ niệm 20 năm thành lập huyện Tu Mơ Rông.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.