Hàng năm, khi mùa đông lùi dần, tiết trời dần trở nên ấm áp báo hiệu mùa xuân lại về, lúa trên rẫy đã thu họach xong, phơi khô và đưa hết vào kho, người Ka Dong lại cùng nhau chuẩn bị ăn Tết mừng lúa mới để tạ ơn các vị thần, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, buôn làng no ấm. Đây cũng là dịp các thành viên trong mỗi gia đình và cả cộng đồng được ăn uống, nhảy múa, vui chơi sau một mùa nương rẫy gian lao, khó nhọc.
Trong những ngày Tết, ở Măng Đen, bình quân mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách du lịch, riêng trong ngày mùng 4 Tết có trên 10.000 lượt khách du lịch đến tham quan, thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên, ngắm thác hồ nằm nép mình trong rừng thông và hít thở bầu không khí trong lành mà thiên nhiên đã ban tặng cho Măng Đen - nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”...
Sáng mùng 4 Tết (tức ngày 8/2), trên sông Đăk Bla (đoạn cầu Đăk Bla, thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức giải đua thuyền độc mộc đầu xuân. Đây là giải đua thuyền độc mộc truyền thống tỉnh Kon Tum mừng Đảng, mừng Xuân được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân trên sông Đăk Bla.
Trong không khí đón Tết Kỷ Hợi, xen giữa dòng người rộn ràng du xuân chào năm mới còn có các vị khách nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên mảnh đất Kon Tum.
Được tổ chức từ ngày 1/2 đến ngày 10/2 (tức ngày 27 tháng Chạp đến mùng 6 Tết) tại Quảng trường 16/3 (thành phố Kon Tum), Hội xuân Kỷ Hợi 2019 là điểm du xuân mới, sôi động, được nhiều gia đình ghé thăm trong dịp Tết.
Sáng 31/1, Trường Tiểu học Lê Văn Tám (phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum) tổ chức chương trình ngoại khoá Tết của em, mừng Đảng – mừng Xuân nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Mỗi khi mùa Xuân đến, khu vực xã Đăk Long (huyện Kon Plông) nói chung, làng Kon Pring nói riêng, khoác lên mình “chiếc áo” đẹp nhất, rạng ngời nhất với màu trắng hoa mận, hoa mơ cùng với màu hồng của hoa đào, xen lẫn màu lam của hoa cẩm tú cầu. Tôi đã vài lần đến làng Kon Pring (xã Đăk Long) vào mùa Xuân và ngẩn ngơ trước vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Nhằm giúp các cháu nhỏ cảm nhận được hương vị Tết truyền thống của dân tộc Việt Nam thông qua việc tái hiện lại các gian hàng chợ quê, trong 2 ngày 18 và 19/1, Trường Mầm non Tư thục Mickey (phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) tổ chức chương trình “Hội chợ quê chào Xuân Kỷ Hợi 2019”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XV đã đề ra định hướng “huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư, hợp tác, liên kết đầu tư phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Với hướng đi này, thời gian qua, ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh đã có nhiều nỗ lực khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh để phát triển kinh tế.
Huyện Tu Mơ Rông được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu mát lạnh quanh năm. Cảnh quan đặc trưng là những cánh rừng nguyên sinh, thác, suối...tự nhiên, vẫn giữ nguyên được vẻ nguyên sơ vốn có. Trên địa bàn huyện vẫn còn lưu giữ các di tích lịch sử, những chứng tích còn lại trong các cuộc kháng chiến của ông cha ta...
Nằm về phía tây nam của tỉnh, cách trung tâm thành phố Kon Tum gần 30km, huyện Sa Thầy có diện tích đất tự nhiên 143.522,3ha. Dân số toàn huyện trên 50 nghìn người.
Trong kho tàng văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tỉnh Kon Tum, tượng gỗ dân gian góp phần làm nên nét đẹp đặc sắc. Không chỉ gửi gắm tâm tư, tình cảm và chuyển tải tâm linh, tín ngưỡng của con người; tượng gỗ còn góp phần hình thành một trong số nghề thủ công truyền thống độc đáo. Cùng với nỗ lực giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền hiện nay, còn không ít vấn đề đáng quan tâm đối với việc bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian này.
Một trong những sự kiện ấn tượng, độc đáo, cuốn hút nhiều du khách khi đến tham quan không gian trưng bày Di sản văn hóa trong Tuần Văn hóa-Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 diễn ra tại Bảo tàng tỉnh là việc phục dựng nghề rèn bằng bể da thú của người Xơ Đăng. Đây là nghề truyền thống nổi tiếng của đồng bào Xơ Đăng nhánh Tơ Đrá nhưng đã bị mai một từ rất lâu và hiện nay còn rất ít nghệ nhân biết đến.
Để gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, bên cạnh yếu tố nội tại từ chính mỗi người dân, thì việc phát huy vai trò của các nghệ nhân trong việc giới thiệu, truyền dạy nghề truyền thống cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết.
Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 diễn ra từ 14-17/12 với nhiều hoạt động sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút hàng ngàn lượt người dân trong tỉnh, trong nước và du khách nước ngoài đến xem, thưởng thức, trải nghiệm là sự kiện văn hóa-du lịch nổi bật nhất của tỉnh Kon Tum trong năm 2018.
Nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4, từ ngày 14-17/12, tại Bảo tàng tỉnh, Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc cuốn hút nhiều người dân trong tỉnh và du khách đến tham quan. Một trong những điểm nhấn để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người dân, du khách là không gian trưng bày các di sản văn hóa và tái hiện không gian “mùa giữ rẫy” của đồng bào Xơ Đăng.
Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh, trong khuôn khổ Tuần Văn hoá – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4 năm 2018, Ban tổ chức đã có nhiều hoạt động như: Khai trương gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của các địa phương trong tỉnh và tỉnh bạn, liên hoan văn hoá ẩm thực… và đặc biệt là giới thiệu 2 tuyến du lịch mới, tổ chức các tour dã ngoại.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4-2018, chiều 15/12, đã diễn ra Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa”.
Sáng 16/12, tại Bảo tàng tỉnh, Đoàn nghệ nhân huyện Ia H’Drai gồm 30 người đã tham gia biểu diễn Lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (theo tiếng dân tộc Thái là Kin Chiêng Bọoc Mạy).
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.