Tối 25/12, tại đồi thông đường Hùng Vương, thị trấn Măng Đen, UBND huyện Kon Plông phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh, Nhà sưu tầm cổ vật Tây Nguyên Đặng Minh Tâm và Công ty Silk House Việt Nam tổ chức khai mạc Không gian văn hóa “Thiên đường Tây Nguyên”. Đây là hoạt động khởi đầu chuỗi các sự kiện Tuần lễ Văn hóa Du lịch Măng Đen năm 2022.
Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913- 9/2/2023), UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Câu lạc bộ dù lượn Saigon Paragliding tổ chức Giải dù lượn tỉnh Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2023”.
Từ ngày 16-18/12/2022, tại Quận Liên Chiểu, UBND Thành phố Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công thương tổ chức Chương trình “Kết nối giao thương và ứng dụng giải pháp thương mại điện tử trong doanh nghiệp”. Dịp này, huyện Tu Mơ Rông tham gia một gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc hữu của địa phương và tổ chức “Đêm Tu Mơ Rông” nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh con người, tiềm năng phát triển du lịch, dược liệu huyện Tu Mơ Rông.
Chiều 14/12, Ban Tổ chức Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Kon Tum tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” tỉnh Kon Tum năm 2022. Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Bảo tàng – Thư viện tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; ban giám hiệu các trường học cùng đông đảo phụ huynh, các em học sinh.
Tỉnh ta có hơn 53% dân số là đồng bào DTTS, nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 DTTS tại chỗ đã tạo nên giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc. Quá trình hội nhập và phát triển bên cạnh việc tạo ra những cơ hội, cũng đặt ra không ít thách thức trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS. Đứng trước những thách thức đó, chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các DTTS trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ rất cần được quan tâm, chú trọng.
Khi chúng tôi đến, ông A Mơ đang cặm cụi, tỉ mỉ, cố gắng hoàn thành đơn hàng với 5 chiếc gùi bằng mây tre để giao cho khách du lịch đến từ tỉnh Quảng Ngãi. Người đàn ông 82 tuổi ấy là một trong số ít người còn giữ được nghề đan lát ở làng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum.
Để học sinh hiểu, giữ gìn những giá trị văn hóa qua trang phục, dụng cụ sinh hoạt truyền thống, giáo viên ở Trường Mầm non Vàng Anh (xã Kroong, thành phố Kon Tum) đã xây dựng mô hình “Góc địa phương” của dân tộc Ba Na trong các lớp học.
Trong báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022 được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XII vừa qua, tôi đặc biệt ấn tượng về chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch. Tổng lượng khách và doanh thu từ dịch vụ du lịch đều tăng gấp 3 lần so với năm 2021 - con số có thể nói là làm hài lòng ngay cả những ai khó tính nhất.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định “tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS, các di tích lịch sử cách mạng”, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.
Ở các thôn, làng đồng bào DTTS, các nghệ nhân – những “báu vật nhân văn sống” có vai trò đặc biệt quan trọng. Mỗi người mỗi lĩnh vực, mỗi dân tộc, mỗi địa phương khác nhau nhưng đều chung niềm đam mê, nhiệt huyết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sáng 28/11, tại Khách sạn An Thái (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc lớp bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch tại điểm trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2022.
Với chủ đề “Bạc Liêu - Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”, tối 27/11, tại Quảng trường Hùng Vương (TP Bạc Liêu), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022.
Huyện Ia H’Drai có 34 DTTS cùng sinh sống, chiếm hơn 60% dân số của huyện, tạo nên sự đa dạng, phong phú về bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì thế, thời gian qua, huyện Ia H’Drai đã triển khai nhiều biện pháp, cách làm nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Thông tin làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) đáp ứng đủ 3/3 tiêu chí của làng du lịch cộng đồng và đang tiến hành các thủ tục đề nghị UBND tỉnh công nhận điểm du lịch là tin vui không chỉ với người dân làng Kon Jơ Dri mà cả với những ai trên địa bàn tỉnh quan tâm đến phát triển du lịch cộng đồng, đến giữ gìn bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc, đến nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Thời gian qua, ngành Văn hóa và chính quyền các địa phương triển khai nhiều biện pháp như phục dựng các lễ hội, nghi lễ truyền thống; truyền dạy cồng chiêng, múa xoang cho thế hệ trẻ, tổ chức các hội thi, liên hoan về cồng chiêng, ngày hội văn hóa các DTTS nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Với chủ đề “Âm vang đại ngàn”, Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất, năm 2022 diễn ra từ 16-18/11 đã khép lại và thành công tốt đẹp. Được dàn dựng hoành tráng và tập luyện công phu, các tiết mục tham gia Hội thi như một “Bản hòa ca giữa đại ngàn” để lại ấn tượng và thỏa lòng mong đợi của người xem và du khách.
Tối 18/11, Trường THCS và THPT Liên Việt Kon Tum tổ chức Hội diễn văn nghệ với chủ đề “Nhớ ơn thầy cô” chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).
Thấu hiểu và trân trọng những giá trị tinh hoa của dân tộc, nhiều bạn trẻ dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum đã tiếp nối và nâng tầm thổ cẩm thành những bộ trang phục mang dáng dấp hiện đại nhưng vẫn đậm nét truyền thống.
Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất năm 2022 đã chính thức khai mạc vào tối 16/11 với chủ đề “Âm vang đại ngàn”. Những tiếng cồng tiếng chiêng được các nghệ nhân biểu diễn ngân vang ngay từ lúc khai mạc đến các phần thi hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Không khí tưng bừng, sôi nổi, đa sắc màu văn hóa của các tiết mục, mang đến cho người xem những “hương vị” đắm say lòng người hòa vào tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.