Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ Nhất năm 2022 đã chính thức khai mạc vào tối 16/11 với chủ đề “Âm vang đại ngàn”. Những tiếng cồng tiếng chiêng được các nghệ nhân biểu diễn ngân vang ngay từ lúc khai mạc đến các phần thi hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Không khí tưng bừng, sôi nổi, đa sắc màu văn hóa của các tiết mục, mang đến cho người xem những “hương vị” đắm say lòng người hòa vào tiếng cồng, tiếng chiêng ngân vang.
Ngày 15/11, tại Trung tâm Văn hóa thể thao thanh thiếu nhi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Hội thi các môn thể thao truyền thống tỉnh Kon Tum năm 2022.
Ngày 12/11, tại Trường PTDTNT tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thi Cồng chiêng - Xoang học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) chào mừng 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022).
Thời gian qua, UBND huyện Kon Plông quan tâm chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách dân tộc; thường xuyên vận động các nghệ nhân và người dân trên địa bàn tham gia gìn giữ, phát triển nghề truyền thống của đồng bào DTTS tại chỗ gắn với việc phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó, bảo tồn bản sắc văn hóa và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Say mê vẻ đẹp của đá, suốt 20 năm qua, anh Nguyễn Tùng (42 tuổi, ở số nhà 512 đường Hùng Vương, thành phố Kon Tum) rong ruổi khắp các bờ sông, suối lớn, nhỏ để tìm kiếm lưu giữ và chế tác tạo lên những tác phẩm nghệ thuật từ đá tự nhiên. Giờ đây anh Tùng đã là chủ nhân của hàng ngàn mẫu đá đặc sắc. Với anh, mỗi mẫu đá đều mang một ý nghĩa, câu chuyện riêng.
Với đồng bào DTTS ở Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống của họ từ bao đời. Vốn là nghề truyền thống, nên rất nhiều người già, trung niên, bé gái biết dệt, biết thêu. Họ đã không ngừng lao động bền bỉ, tinh tế, tỉ mẩn và sáng tạo để dệt ra những tấm thổ cẩm với hoa văn, họa tiết đa dạng, sống động, đậm đà bản sắc.
Huyện Đăk Glei có tỷ lệ học sinh đồng bào DTTS chiếm gần 90%. Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong trường học nhằm góp phần giáo dục cho học sinh ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn.
Làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) là một trong những làng còn lưu giữ những nét đặc trưng về kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống của người Ba Na cùng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hữu tình. Tiềm năng, lợi thế ấy đang được người dân nơi đây “đánh thức” bằng việc xây dựng làng Kon Jơ Dri trở thành điểm du lịch cộng đồng.
Chiều hôm ấy, trong ánh mắt của những người dự chương trình biểu diễn thời trang áo dài thổ cẩm Tây Nguyên tại Măng Đen (Kon Plông), tôi đọc được sự say mê ở những thiếu nữ; sự tự hào ở các bà, các mẹ, các chị; sự ngỡ ngàng của cánh mày râu.
Cuối tháng 10, trên những sân khấu thực cảnh nguyên sơ đầy hấp dẫn của thác Pa Sỹ và rừng thông Măng Đen, lần đầu tiên hơn 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu cùng hơn 100 diễn viên không chuyên người DTTS trình diễn các bộ sưu tập áo dài và thổ cẩm Tây Nguyên rất đặc sắc, để lại ấn tượng cho người dân và du khách.
Ngắm những em học sinh say sưa trong nhịp chiêng, tôi chợt bàng hoàng nhận ra, bên trong nét thơ ngây con trẻ đã ẩn tàng nét tài hoa, kiêu hãnh vốn có của người đàn ông Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, chỉ lộ ra khi ở bên chiêng, đắm mình với chiêng.
Chiều 30/10, tại đường Hùng Vương (thị trấn Măng Đen) diễn ra Chương trình biểu diễn thời trang áo dài thổ cẩm Tây Nguyên. Chương trình do UBND huyện Kon Plông phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh tổ chức.
Chiều 29/10, tại Khu du lịch thác Pa Sỹ (thị trấn Măng Đen), UBND huyện Kon Plông phối hợp với Nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh tổ chức Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên. Đây là một trong những hoạt động văn hoá chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023).
Ngày 29/10, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan Cồng chiêng - Múa xoang, thi trang phục dân tộc thiểu số dành cho học sinh lần thứ VI năm 2022. Đây là một trong những hoạt động của ngành chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) và hướng tới kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (09/02/1913-09/02/2023).
Những nghệ nhân cồng chiêng trên địa bàn huyện Đăk Hà đang nỗ lực lưu giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ biết trân quý những bài chiêng, điệu xoang truyền thống của dân tộc mình.
Ngọc Hồi là huyện biên giới, nơi hội tụ, sinh sống của 17 dân tộc anh em. Nhắc đến ẩm thực truyền thống các DTTS huyện Ngọc Hồi, mọi người sẽ cảm nhận được từ trong những món ăn, thức uống dung dị có từ ngàn xưa, mang hương vị, sắc màu của đại ngàn như: thịt sóc, thịt dúi, thịt chuột, thịt heo, thịt trâu, cá sông, cá suối, măng le, củ mì. Qua bàn tay chế biến tài hoa của người dân nơi đây, sẽ mang đến cho thực khách những điều thú vị và bất ngờ.
Sáng 27/10, tại thành phố Kon Tum, UBND huyện Kon Plông tổ chức họp báo thông tin về Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên năm 2022.
Chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Trung (7/10/1975 – 7/10/2022) và hướng đến chào mừng kỷ niệm 31 năm thành lập Công ty Điện lực Kon Tum (1/11/1991 – 1/11/2022), sáng 18/10, Công ty Điện lực Kon Tum tổ chức khai mạc Hội thao công nhân viên chức - lao động lần thứ 9 năm 2022.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.