Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng-xoang, chế tác và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) huyện Kon Plông còn được biết đến với nghề thủ công đan lát mây tre lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Tôi viết những dòng này tặng những mẹ, những chị người Ba Na đang âm thầm mà quyết liệt giữ nghề dệt thổ cẩm. Nghĩ cũng lạ, những phận người có phần nhỏ nhoi, thầm lặng ấy lại có vai trò quyết định trong việc gìn giữ một nghề truyền thống trước nguy cơ mai một.
Vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Như vậy, đến nay tỉnh ta có 1 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận là “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” và 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Sử thi Ba Na, Lễ hội “Ét đông” của nhóm Giơ Lâng (Ba Na) và Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na. Đây là những kết quả đáng mừng, động lực để tỉnh nhà tiếp tục trên con đường bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Theo Quyết định số 02/QĐ-UBND, ngày 6/1/2023 của UBND tỉnh, làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) chính thức được công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Điều này như thêm “luồng gió mới” để xã tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả ngành “kinh tế xanh”, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân, đưa kinh tế- xã hội của địa phương phát triển.
Ngày 12/2, UBND huyện Sa Thầy phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Báo Giao thông tổ chức Giải THACO Marathon “Vì An toàn giao thông Sa Thầy 2023”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của năm An toàn giao thông quốc gia 2023 và chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913-9/2/2023).
Không chỉ lưu giữ, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa-xã hội của mảnh đất và con người Bắc Tây Nguyên với hệ thống tư liệu, hiện vật đa dạng, phong phú, Bảo tàng Kon Tum còn là “địa chỉ” lý tưởng đưa mọi người đến gần nhau hơn bằng sự trải nghiệm, khám phá nét đẹp truyền thống đầy ý nghĩa, nhất là vào mỗi độ Tết đến, Xuân về.
Sáng 9/2, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Liên hoan ẩm thực đồng bào dân tộc Xơ Đăng”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2 năm 2023.
Tối 8/2, tại Quảng trường 16/3, UBND thành phố Kon Tum phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức Lễ hội Khinh khí cầu; Hội hoa đăng rồng lửa và Chương trình ca nhạc đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum và thành phố Kon Tum được công nhận là đô thị loại II.
Tiếp nối chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh (9/2/1913-9/2/2023), tối 8/2, tại tuyến đường Trần Cao Vân (phường Thống Nhất), UBND thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan ẩm thực thành phố Kon Tum năm 2023.
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh Kon Tum, chiều 8/2, Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum Khai mạc Triển lãm ảnh “Kon Tum - Đất và Người” tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum.
Thổ cẩm là trang phục truyền thống và ghi dấu bản sắc văn hóa, góc nhìn nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi tộc người. Trải qua nhiều thăng trầm, thổ cẩm Kon Tum nói chung và của đồng bào các DTTS thành phố Kon Tum nói riêng vẫn được gìn giữ, bảo tồn và từng bước được nâng tầm giá trị. Không gian nghề dệt, sự lung linh của sắc màu và sức sống mới của thổ cẩm, tất cả được thể hiện qua Liên hoan sắc màu thổ cẩm lần thứ II do thành phố Kon Tum tổ chức ngày 6-7/2/2023.
Sau gần 2 ngày tổ chức, chiều 7/2, UBND thành phố Kon Tum tiến hành tổng kết, bế mạc và trao giải cho các tập thể, cá nhân có thành tích cao tại Liên hoan sắc màu thổ cẩm lần thứ II.
Sáng 7/2, huyện Tu Mơ Rông tổ chức khai mạc “Liên hoan cồng chiêng đồng bào dân tộc Xơ Đăng”. Đây là hoạt động nằm trong “Phiên chợ Sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 huyện Tu Mơ Rông năm 2023”.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh (9/2/1913 - 9/2/2023) sẽ diễn ra vào tối 9/2 tại Sân vận động tỉnh, đường Trường Chinh, thành phố Kon Tum. Một trong những điểm nhấn của buổi lễ là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đi về phía mặt trời”, quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong nước biểu diễn.
Ngày 6/2 tại Trung tâm huyện Tu Mơ Rông (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Giải bóng đá mini tranh cúp Sâm K5 Ngọc Linh lần thứ 2”. Đây là hoạt động nằm trong “Phiên chợ Sâm Ngọc linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần 2 huyện Tu Mơ Rông năm 2023”.
Sáng 6/2, tại Quảng trường Trung tâm, huyện Tu Mơ Rông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Khinh khí cầu chào mừng kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum, Phiên chợ Sâm Ngọc Linh huyện Tu Mơ Rông với chủ đề “Sâm Ngọc Linh K5 – Bay về đại ngàn” năm 2023.
Ngày 4/2, Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông đã báo cáo kết quả Hội thi và triển lãm nghệ thuật “Thắp sáng ước mơ – Thổi hồn vào đá” cho giáo viên và học sinh năm học 2022-2023. Hội thi có 50 sản phẩm của học sinh và giáo viên trong các trường học toàn huyện tham gia.
Sáng 4/2, huyện Sa Thầy phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Câu lạc bộ Dù lượn Sài Gòn tổ chức khai mạc Giải Dù lượn Kon Tum mở rộng “Khám phá đại ngàn – Sa Thầy 2023” tại Khu di tích lịch sử Chư Tan Kra, xã Ya Xiêr.
Xác định giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh ta có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực để làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.