Nhiều năm qua, các cấp chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh quan tâm hỗ trợ, tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tham gia giữ gìn và phát huy di sản cồng chiêng. Nhờ đó, nhiều đội cồng chiêng lớn, nhỏ được thành lập, tích cực tham gia các ngày hội văn hóa, văn nghệ do địa phương tổ chức.
Với tâm huyết của mình, các nghệ nhân ở thôn Kon Vơng Kia, thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) đứng ra thành lập đội cồng chiêng xoang nhí cho cộng đồng thôn để truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Từ đó, góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa của người Xơ Đăng (nhánh Mơ Nâm).
Sáng 22/12, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh với Di tích lịch sử - văn hóa Công trình thủy lợi đập Đăk Ui.
Măng Đen là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực du lịch và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phát triển kinh tế - xã hội khu du lịch Măng Đen chưa tương xứng với tiềm năng; còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tiến sĩ Phạm S vừa là nhà quản lý, vừa là nhà khoa học với tình cảm sâu sắc đối với vùng đất hoang sơ này; nhiều năm qua ông đã âm thầm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp góp phần để Măng Đen phát triển tương xứng với tiềm năng, nâng tầm thương hiệu quốc gia và đẳng cấp quốc tế. Báo Kon Tum xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc gần xa bài báo của Tiến sĩ Phạm S, P. Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
Sức hút từ Hội thi “Ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” được UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức mới đây cho thấy, phát triển du lịch gắn với lợi thế về dược liệu là một hướng đi đầy triển vọng.
Trong khuôn khổ hoạt động của Chợ phiên dược liệu, gia súc và các sản phẩm OCOP năm 2023, tối 9/12, UBND huyện Đăk Glei tổ chức Chương trình trình diễn trang phục truyền thống các DTTS, biểu diễn cồng chiêng và giao lưu văn hóa, văn nghệ.
Đến với chợ phiên Măng Đen, du khách có thể trải nghiệm, thưởng thức nhiều món ngon dân dã, độc đáo. Trong số đó có “cơm làng”, một món ăn hết sức bình dị, quen thuộc.
Trưa 8/12, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức tổng kết và trao giải cho các đội đạt thành tích xuất sắc trong “Hội thi ẩm thực dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” và Hội thi cồng chiêng, múa xoang cho thanh thiếu niên các trường học lần thứ I năm 2023.
Nằm trong chuỗi hoạt động của “Chợ phiên dược liệu, gia súc và các sản phẩm OCOP huyện Đăk Glei năm 2023”, chiều 8/12, huyện Đăk Glei tổ chức Hội thi “Ẩm thực Tây Nguyên”.
Ngày 8/12, ông Võ Trung Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, huyện đã tổ chức trao giải thưởng cho các đội thi tham gia “Hội thi Ẩm thực dược liệu – tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” có tỷ lệ người xem, tương tác nhiều nhất trên mạng xã hội.
Dù đã 86 tuổi, nhưng khi rảnh rỗi hoặc có khách đặt hàng, ông A Đê (ở thôn Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) lại tỉ mỉ đan các vật dụng như gùi, nia, rổ bằng tre, lồ ô để bán cho khách.
Trong khuôn khổ Hội thi ẩm thực dược liệu- Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh, tối 7/12, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Hội thi cồng chiêng, múa xoang cho thanh thiếu niên các trường học lần thứ I năm 2023.
Chiều 7/12, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức “Hội thi ẩm thực dược liệu - tinh hoa núi rừng Ngọc Linh”. Đồng chí Nguyễn Văn Hòa- Phó Bí thư Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố về dự hội thi.
Ngày 6/12, tại Khách sạn An Thái (thành phố Kon Tum), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng bảo tồn, phát huy các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum”. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan cùng 250 học viên là cán bộ, công chức, hướng dẫn viên, giáo viên, cộng tác viên thể dục thể thao trên địa bàn tỉnh.
Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đa dạng và văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ phong phú, lĩnh vực du lịch nông nghiệp, nông thôn trở thành thế mạnh của tỉnh. Vì vậy, hiện nay, tỉnh ta đang tập trung đầu tư khai thác và phát triển lĩnh vực này.
Thực hiện Đề án“Bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án) của UBND huyện Sa Thầy, trong nhiều năm qua, các cấp, các ngành liên quan của huyện tập trung vận động nhân dân khôi phục nghề truyền thống, qua đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phát huy nguồn lực văn hóa để phát triển du lịch, đó là một trong những biện pháp đang được tỉnh ta chú trọng để vừa tăng nguồn thu ngân sách, phát triển cộng đồng (nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân) vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc.
Diễn ra từ ngày 29/11-1/12/2023, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Nguyên lần thứ I tại tỉnh Kon Tum, năm 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Những dư âm về sắc màu văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc tại Ngày hội đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống quý báu.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.