Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên luôn tăng cường hợp tác, xúc tiến, quảng bá các sản phẩm văn hoá đặc sắc của địa phương đến với các quốc gia trên thế giới, qua đó nâng cao vị thế của văn hoá Tây Nguyên trên thương trường quốc tế.
Không ai còn nhớ rượu cần có từ bao giờ, nhưng với đồng bào Gia Rai ở huyện Sa Thầy thì rượu cần luôn có mặt trong các ngày lễ hội và ngày Tết cũng như khi gia đình có việc, tổ chức tiệc. Và từ đời này sang đời khác, những người Gia Rai đã truyền lại cho con cháu các bí quyết để làm nên rượu cần mang hương vị của núi rừng Tây Nguyên.
Tối 31/1, UBND thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) tổ chức Khai mạc Hội chợ hoa Xuân Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đây là hoạt động thương mại thường niên trên địa bàn huyện Đăk Glei mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Thời gian qua, việc đẩy mạnh phát triển du lịch đã góp phần giúp huyện Kon Plông đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển du lịch là thách thức đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường, vì vậy huyện đề ra nhiều biện pháp, nhiệm vụ trọng tâm để bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan xanh- sạch- đẹp, nhằm phát triển du lịch bền vững.
Tỉnh Kon Tum có 2 điểm đến nằm trong “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023” mới đây là niềm vui, niềm tự hào không chỉ của các cấp, các ngành mà còn của mỗi một người dân Kon Tum trong hành trình giới thiệu, quảng bá điểm đến của tỉnh nhà đến với du khách trong và ngoài nước.
Sau 4 ngày tranh tài sôi nổi (từ 23-26/1), chiều 26/1, Hội khỏe Phù Đổng thành phố Kon Tum lần thứ IX, năm 2024 chính thức Bế mạc với nhiều thành công và ấn tượng tốt đẹp.
Dân ca người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy được sáng tác, lưu truyền trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt từ bao đời nay. Ngày nay, đồng bào nơi đây vẫn thường biểu diễn trong các lễ hội truyền thống của làng và xã tổ chức.
Chào Xuân 2024, anh Dương Văn Lợt- một người con Kon Tum- vừa giới thiệu với công chúng yêu nhạc “phố núi” tuyển tập 40 ca khúc do anh sáng tác có tựa đề “Phố núi mùa Xuân”.
Sáng 20/1, Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh tổ chức giải bóng đá mini nam 5 người. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm “mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024”.
Với nhiều nỗ lực, huyện Kon Rẫy hiện là “điểm sáng” trong công tác bảo tồn nhà rông truyền thống với 100% nhà rông trên địa bàn được làm hoàn toàn bằng nguyên vật liệu tự nhiên.
Đan lát là nghề truyền thống đã có từ lâu đời của đồng bào Xơ Đăng ở xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà). Bằng bàn tay khéo léo, nhiều nghệ nhân đã biến lồ ô, tre, nứa thành những vật dụng sinh hoạt chắc chắn, đẹp mắt, giúp tăng thêm thu nhập và góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa đồng bào nơi đây.
Bảo tồn di sản văn hóa không có nghĩa là “đóng gói” và “cất kỹ”, mà cần được nhìn nhận, triển khai trên góc độ giữ gìn, lan tỏa và phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
Từ hơn 200 đề cử và 15.000 lượt bình chọn, Chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023” do Sài Gòn Tiếp Thị thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức đã tìm ra 35 điểm đến, trải nghiệm du lịch ấn tượng nhất; trong đó, tỉnh Kon Tum có 2 điểm đến, trải nghiệm ấn tượng nằm trong “Top 7 Ấn tượng Việt Nam 2023”.
Với những lợi thế về khí hậu, thiên nhiên, phong cảnh, giá trị văn hóa, lịch sử, thời gian qua, du lịch Măng Đen (Kon Plông) đã có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đặc biệt, mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số1492/QĐ-TTg, ngày 29/11/2023 phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen đến năm 2045, càng tạo điều kiện cho Măng Đen phát triển, trở thành điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Nguyên, trong nước và quốc tế.
Với lợi thế về tự nhiên, khí hậu, tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển mô hình du lịch gắn với các sự kiện, hoạt động thể thao, kết hợp tham quan, trải nghiệm văn hóa, con người của điểm đến (gọi là du lịch thể thao). Đây có thể xem là “mỏ vàng” cho ngành du lịch của tỉnh nhà nếu biết khai thác, tận dụng tốt.
Khám phá văn hóa cồng chiêng tại huyện Đăk Tô, một trong những địa phương có trên 55% dân số là đồng bào DTTS sinh sống, tôi được “mục sở thị” những hoạt động của bà con trong việc truyền lửa, giữ gìn văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình, được đắm chìm trong làn điệu cồng chiêng trầm bổng với những cảm nhận sâu sắc, khó phai.
Những ngày này, khi đến với khu du lịch sinh thái Măng Đen (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), người dân và du khách không khỏi “mê đắm” bởi những cảnh sắc tuyệt đẹp, nhiều trải nghiệm văn hóa, du lịch mang đậm nét riêng của vùng đất “ba hồ, bảy thác”.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.