• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh    Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị   

Nhịp cầu bạn đọc

Người bà và 4 đứa trẻ mồ côi cần lắm sự sẻ chia

09/07/2018 13:15

​Từ sau khi vợ chồng đứa con gái thứ 4 không may qua đời vì tai nạn, bà Y Cứu (62 tuổi) ở làng Plei Groi (xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) đã nuôi dưỡng, cưu mang 4 đứa cháu nhỏ. Dù cuộc sống rất khó khăn, nhưng người bà ấy vẫn từng ngày lam lũ, chắt chiu để nuôi dưỡng những đứa cháu mồ côi...

Đã quá trưa, chúng tôi về làng Plei Groi tìm đến thăm bà Y Cứu - người đang cưu mang 4 đứa cháu mồ côi cả bố lẫn mẹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - theo sự giới thiệu của một người bạn.

Bên trong căn nhà cũ kỹ của bà Y Cứu, bàn thờ với di ảnh của cô con gái tên Y Canh và con rể (chồng Y Canh) tên A Liên được chụp khi còn rất trẻ khiến chúng tôi không khỏi chùng lòng.

Bà Y Cứu và những đứa cháu mồ côi

 

Mấy đứa cháu đang đùa vui, thấy khách lạ đến liền đi gọi bà đang lúi húi ngoài sau vườn chăm cho đàn heo mới đẻ tối hôm qua.

Thấy khách hỏi chuyện bà, 4 đứa trẻ cứ đứng nép bên bẽn lẽn. Hồi lâu, nghe bà kể về bố mẹ, gương mặt của hai đứa anh lớn tên A Lâm và A Cương lại thẫn thờ, đượm buồn…

Biết cháu nhớ bố mẹ, bà Y Cứu kéo 2 đứa anh lớn ôm vào lòng rồi xoa xoa đầu. Bà bảo, thời gian trôi đi, anh em chúng nó cũng nguôi ngoai phần nào, chứ hồi bố mẹ mới mất, chúng nó khóc suốt cô à!  

Nhìn di ảnh của 2 con trên bàn thờ, bà Y Cứu nghẹn ngào kể: cách đây 10 năm, Y Canh lấy A Liên (người ở xã Măng Cành, huyện Kon Plông). Nhà nghèo, chẳng có nhiều ruộng đất canh tác nên cả hai thường đi rừng kiếm phong lan về bán. Rồi 4 đứa con lần lượt ra đời. Khi đứa con gái út chưa đầy 6 tháng, Y Canh đã gửi con cho mẹ để cùng chồng tiếp tục những chuyến đi rừng tìm lan về bán đổi lấy gạo ăn. Năm 2015, trong một lần đi tìm lan ở vùng núi Kon Plông, Y Canh và A Liên không may bị cây rừng đè chết bỏ lại 4 đứa con nhỏ dại…

Bà Y Cứu ôm chặt 2 đứa cháu gái nhỏ, nước mắt lưng tròng: Ngày ấy, 2 đứa anh lớn thì cứ gào khóc suốt, còn 2 đứa nhỏ thì cứ quấy bà, lại còn thường xuyên nay đau mai ốm. Nhiều lúc con bé út khát sữa, không biết làm sao, tôi chỉ biết nấu nước cháo cho cháu uống. Lâu lâu có mấy đoàn từ thiện đến cho chút ít tiền, thì lại chắt chiu mua từng hộp sữa bò cho cháu. Rồi những lúc cháu ngã bệnh, bà cháu lại thức trắng đêm...

“Sau cái chết của ba mẹ chúng, tôi bị chứng mất ngủ; phần vì thương con, phần vì suy nghĩ không biết rồi đây lấy gì để nuôi dưỡng các cháu” - bà Y Cứu nói.

Bà Y Cứu cho biết thêm, thời điểm ấy, có một số nhà hảo tâm từ Thành phố Hồ Chí Minh đến tặng quà từ thiện, thấy hoàn cảnh của gia đình bà khó khăn nên nhiều người cũng có ý ngỏ lời xin 4 đứa trẻ về làm con nuôi. Thế nhưng, vì thương cháu, sợ các cháu lớn lên sẽ trách mình nên bà quyết tâm giữ lại các cháu bên mình nuôi dưỡng.

Để chăm lo cho các cháu, ngoài số tiền 2 triệu đồng hàng tháng được Nhà nước hỗ trợ cho trẻ mồ côi, bà Y Cứu còn làm thêm gần 1 sào ruộng (1 vụ), và chăn nuôi heo để có thêm nguồn thu…

Đã quá trưa, thấy lũ trẻ có vẻ đói bụng, bà Y Cứu bước ra gian bếp phía sau nhà lấy cơm cho chúng. Trên gác bếp chỉ có ít lá mì đã giã nhuyễn và nồi cơm nguội được bà Y Cứu nấu từ sáng sớm còn lại, giờ tiếp tục mang ra cho bữa trưa.

Bà Y Cứu bảo, từ ngày bố mẹ lũ trẻ qua đời, vì cuộc sống quá khó khăn, nên bà không thể chăm chút cho các cháu của mình đủ đầy được. Lâu lâu, đến đợt nhận tiền hỗ trợ hoặc bán được lứa heo hay có tiền từ thiện, bà mới dám mua ít thịt, cá cho các cháu tẩm bổ. Nhiều lúc thấy các cháu thiếu thốn bà thương lắm nhưng cũng không thể cố gắng hơn được nữa.

Ước muốn lớn nhất của bà Y Cứu là dù nghèo nhưng phải cho các cháu được đến trường để sau này có kiến thức, có cái nghề nuôi sống bản thân, vì bà cũng chẳng thể sống mãi để lo cho các cháu được.

Vì vậy, sau khi con gái và con rể qua đời được một thời gian, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, bà Y Cứu đã quyết định gửi A Lâm và A Cương vào Trung tâm Công tác xã hội thành phố Kon Tum để nhờ Nhà nước nuôi dưỡng và tạo điều kiện để các cháu có cơ hội được tiếp tục đến trường. Đến nay, A Lâm đã học lớp 5 và A Cương cũng đã lên lớp 4. Cả hai cậu bé này đều rất ngoan nhưng vì thương bà, nhớ em nên mới đây 2 em đã quyết định rời Trung tâm trở về nhà.

A Lâm và A Cương rụt rè chia sẻ: Cháu rất nhớ bố mẹ, nhớ bà và các em. Cháu muốn trở về nhà để được gần gũi mọi người, được giúp đỡ bà vì bà đã già lại hay đau ốm. Nhưng chúng cháu cũng rất muốn được đến trường…

Lúc đầu thấy A Lâm và A Cương tự ý bỏ Trung tâm trở về nhà, bà Y Cứu giận lắm. Nhưng nghe các cháu tâm sự, bà đã hiểu và thương các cháu nhiều hơn, cho các cháu ở lại nhà. Lo cho việc học của các cháu, mới đây, bà Y Cứu cũng đã lên nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện để cho A Lâm và A Cương tiếp tục đi học trở lại trong năm học tới.

Hai cậu bé này có ước mơ rất bình dị. Chia sẻ với chúng tôi, cả A Lâm và A Cương đều mong muốn học xong THCS sẽ đi học nghề sửa xe để có thể kiếm tiền chăm lo cho bà và nuôi hai em gái ăn học.

Nghe các cháu tâm sự về mơ ước của mình, gương mặt của bà Y Cứu ánh lên niềm vui, bởi bà nhận thấy các cháu mình đã trưởng thành trong suy nghĩ.

Nói là vậy, nhưng câu chuyện ước mơ của những đứa trẻ hãy còn rất xa và có thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bên cạnh sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, phải kể đến tình yêu thương, sự quan tâm, chăm lo, nuôi dưỡng các cháu của người bà. Trong suốt câu chuyện với chúng tôi, đây cũng là điều mà bà Y Cứu suy tư, trăn trở nhất. Bà Y Cứu chia sẻ: Dù nghèo mấy tôi cũng ráng cho các cháu được đi học. Mong sao mình còn đủ sức khỏe để chăm lo cho các cháu đến khi chúng trưởng thành, có được cái nghề để nuôi sống bản thân.

Bà Y Cứu chia sẻ, hiện, đàn heo mới đẻ là tài sản lớn nhất của 4 bà cháu. Bởi, đây là nguồn thu chính giúp gia đình bà có thể trả được phần nào khoản nợ Ngân hàng Chính sách xã hội 20 triệu đồng vay từ nhiều năm nay để sửa sang nhà cửa và nay cũng sắp đến kỳ hạn phải trả. 

Rời căn nhà của bà Y Cứu và những đứa trẻ mồ côi, chúng tôi trĩu nặng nỗi ưu tư. Mong sao sẽ có nhiều tấm lòng chia sẻ yêu thương với người bà nhân từ và những đứa trẻ mồ côi tội nghiệp để động viên, giúp đỡ họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Bài, ảnh: Tú Quyên 

   

Các tin khác

  • Hoàn cảnh khó khăn của người cha nuôi 4 con
  • Hai học sinh nghèo với mong muốn trị bệnh cho mẹ
  • Một gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất cần sự giúp đỡ
  • Cần lắm sự giúp đỡ cho gia đình người phụ nữ bị mất 2 tay
  • Trao tiền hỗ trợ cho 3 mẹ con đều mắc bệnh ung thư
  • Hoàn cảnh khó khăn của gia đình 4 người đều mắc bệnh ung thư
  • Hoàn cảnh đáng thương của 5 trẻ mồ côi
  • 8 anh em mồ côi cần lắm sự sẻ chia
  • Trao tiền hỗ trợ cho 4 chị em mồ côi
  • Một gia đình khó khăn cần lắm sự giúp đỡ
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần
  • Thông cáo báo chí số 15, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh lấy ý kiến trực tiếp đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
  • Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang dự Lễ khánh thành các dự án đầu tư công trình hạ tầng tại xã Ngọc Linh
  • Quốc hội rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, bầu cử khóa mới vào 15/3/2026
  • Chương trình Trao yêu thương hỗ trợ cho hộ nghèo ở xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy
  • Sa Thầy: Đẩy mạnh ngăn chặn xe máy độ chế tham gia giao thông
  • Thanh niên xung kích chuyển đổi số

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by