Những ngày cuối năm, chúng tôi đến thăm gia đình của chị Nguyễn Thị Tú (SN 1965) ở số nhà 53 đường Đào Duy Từ, phường Trường Chinh (TP.Kon Tum). Ngôi nhà của 3 mẹ con chị cũng là quán tạp hóa nhỏ - nguồn thu nhập chính của gia đình. Chị Tú- người phụ nữ mang trong người nhiều căn bệnh, nước mắt cứ chảy ròng khi kể về hoàn cảnh của gia đình, nhất là nghị lực của những đứa con.
Những ngày giáp Tết Bính Thân này gia đình chị Y Pip (47 tuổi, người dân tộc Hà Lăng), trú tại làng Kram, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) tràn ngập niềm vui. Ấy là bởi chị được dọn về ngôi nhà mới khang trang, được xây dựng từ sự đóng góp của những tấm lòng thơm thảo.
Bà cụ đã hơn 80 tuổi rồi, sống neo đơn một mình mà hàng ngày vẫn lụi cụi đi vận động mọi người góp tiền giúp người nghèo; rồi lặn lội lên tận các thôn, làng ở Sa Thầy, Kon Rẫy, Kon Plông… tặng quà
Cháu bé tội nghiệp ấy là Lưu Quỳnh Anh (7 tuổi), con của anh Lưu Văn Tân và chị Phạm Thị Thơm hiện đang cứ trú ở tổ dân phố 6, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi.
5 con người sống lay lắt trong ngôi nhà tạm bợ. Hằng ngày, bà Y Kăo làm thuê, làm mướn đủ việc để có tiền mua gạo nuôi con, nuôi cháu, nhưng tuổi già sức yếu, mắt mờ chân chậm nên cũng ít có người thuê nên nhiều khi không kham nổi 5 miệng ăn.
Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.