Có lẽ chàng trai trong bài viết này là nhân vật mà tôi tiếp cận, hỏi chuyện theo cách đặc biệt nhất: Không một lần gặp mặt trực tiếp và không tận tay chụp được bất cứ tấm ảnh nào. Đó là Tống Nguyễn Duy Thanh (sinh năm 2000) - tài xế tình nguyện của những chuyến xe 0đ chở hàng cứu trợ tới bà con miền Nam.
Những ngày qua, tỉnh Kon Tum đã có nhiều hoạt động thiện nguyện liên kết cùng nhau quyên góp ủng hộ nông sản gửi tặng bà con gặp khó khăn vì dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Góp phần trong số đó có những cá nhân, hộ gia đình ở huyện Đăk Tô cũng đã có các hoạt động chung tay giúp đỡ người dân vùng dịch.
Từ khi TPHCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch Covid-19, tin tức và những hình ảnh về sự thiếu hụt rau củ, lương thực trong đời sống của người dân nơi đây được đăng tải khắp các mặt báo và các trang mạng xã hội. Để chia sẻ với người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid - 19, một nhóm từ thiện tại Kon Tum đã kêu gọi sự ủng hộ để giúp đỡ người dân TPHCM giảm bớt khó khăn về nguồn thực phẩm.
Ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi), chị Đinh Thị Khiêm (dân tộc Mường) luôn hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của một trưởng thôn và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình.
Vừa là lực lượng tham gia chốt chặn, phân luồng, vừa căng mình thực hiện vai trò đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, thời gian qua, hàng chục cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) thầm lặng làm nhiệm vụ tại các chốt phòng chống Covid-19. Họ được xem như là một trong những lá chắn kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh trật tự tại các cửa ngõ của tỉnh.
Với mong muốn giúp người khiếm thính thuận lợi hơn trong cuộc sống hàng ngày, 2 em học sinh Hồ Khánh Duy và Nguyễn Xuân Hiếu của Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã sáng tạo ra “Thiết bị thông dịch ngôn ngữ ký hiệu”, đạt giải Ba Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2020-2021.
Nhanh nhẹn, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm - đó là nhận xét của cấp ủy, chính quyền địa phương khi nhắc đến chị Y Lan ở làng Lút, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy. Gia đình chị là một trong những gia đình hộ nông dân được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh đầu năm 2021.
Năng động, nhiệt huyết trong các hoạt động xã hội và quan tâm, chăm lo cho đời sống bà con nhân dân, nên anh A Chrang (36 tuổi) - trưởng thôn Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) luôn được người dân trong thôn hết mực yêu mến và tín nhiệm.
Ở thôn Đăk Răng (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), già làng A Lào (83 tuổi) là người uy tín, luôn nỗ lực góp sức hướng dẫn, vận động dân làng vượt qua các hủ tục; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh trật tự và chủ quyền vùng biên.
Theo lời giới thiệu của Ban Tuyên giáo huyện Kon Plông, tôi đến thôn Vi Chring (xã Hiếu) để gặp gỡ anh A Da - một điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021 của địa phương.
Dịch bệnh Covid-19 hoành hành, ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của nhiều người dân. Thế nhưng, chính trong những khó khăn ấy lại xuất hiện nhiều những nghĩa cử đẹp, đầy tình người và trách nhiệm với cộng đồng.
20 tuổi, 12 lần hiến máu, Nguyễn Thị Thảo Nguyên - sinh viên năm I, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum được xem là thủ lĩnh hiến máu nhân đạo. Bằng nhiều việc làm thiết thực, em đã thành lập và làm chủ nhiệm của Câu lạc bộ máu nóng khu vực Kon Tum - Tây Nguyên với hơn 1.000 thành viên.
Nhờ tính toán làm ăn, chi tiêu hợp lý mà chị Y Dưng (41 tuổi) ở làng Lung, xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy đã thoát khỏi cảnh đói nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Trên cương vị là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn khung thường trực (Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đăk Glei), Thiếu tá A Huy luôn gương mẫu trong mọi công việc, có nhiều sáng kiến, cải tiến mô hình, học cụ huấn luyện, được cấp trên đánh giá cao.
Chọn cho mình hướng khởi nghiệp từ mô hình vườn - ao - chuồng, chàng thanh niên Nguyễn Phấn Chanh (sinh năm 1995) ở thôn 6, xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) trở thành tấm gương cho các bạn trẻ về tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám theo đuổi ước mơ của bản thân.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đăk Glei có nhiều trường hợp học sinh nhặt được của rơi đã chủ động tìm trả lại cho người đánh mất. Đó là việc làm thể hiện tính trung thực và nghĩa cử cao đẹp cần được biểu dương để các học sinh khác noi theo.
Rời tỉnh Hòa Bình đến định cư tại thôn Hòa Bình, xã Đăk Kan (huyện Ngọc Hồi) đã gần 30 năm, ông Xa Văn Kiểm và vợ là bà Xa Thị Hòa (cùng dân tộc Mường) luôn cần cù, cố gắng lao động, sản xuất, làm giàu trên quê hương mới.
Dành niềm đam mê đặc biệt cho âm nhạc, Y Nhip (phường Quang Trung, thành phố Kon Tum) luôn nỗ lực không ngừng để mang tiếng hát của mình đến với công chúng. Bước vào tuổi 29, Y Nhip đã có hơn 15 năm theo đuổi, gắn bó với âm nhạc và gặt hái được những kết quả nhất định. Trong đó, vào tháng 12/2020, chị vinh dự là một trong 400 gương mặt tiêu biểu toàn quốc, tham dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ III tại thủ đô Hà Nội.
Gần 35 năm làm trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Nga (sinh năm 1956, thôn 4, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) đã có nhiều đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới, được người dân yêu mến, kính trọng. Nhiều năm liền ông được các cấp, các ngành khen thưởng và là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.