• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Phòng, chống thiên tai- Lấy phòng ngừa là chính

11/03/2025 13:11

Giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước là mục tiêu cốt lõi của công tác phòng, chống thiên tai. Muốn vậy, cần thay đổi từ ứng phó khẩn cấp sang chủ động phòng ngừa.

Dù không như các tỉnh ven biển, thường xuyên phải hứng chịu các cơn bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ biển và sạt lở đất, nhưng trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những năm gần đây, Kon Tum cũng đã và đang phải hứng chịu các rủi ro từ nhiều loại hình thiên tai.

Chỉ tính riêng năm 2024, nắng nóng kéo dài đã gây hạn hán, thiếu nước cục bộ ở một số địa phương, như huyện Đăk Hà, Đăk Tô và thành phố Kon Tum. Đã có khoảng 335,7ha cây trồng bị khô hạn, thiếu nước; 3 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, 227 giếng nước bị khô hạn, làm 253 hộ dân bị ảnh hưởng.

Mưa bão và các đợt mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập lụt đã gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản và cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống), ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đi lại và sản xuất của nhân dân.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT - TKCN & PTDS) tỉnh, tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ, bão gây ra trên địa bàn tỉnh hơn 120,2 tỷ đồng.

Sạt lở đất ven sông, suối ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: HL

 

Điều rất đáng ghi nhận là công tác ứng phó với thiên tai đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Quan điểm chỉ đạo phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn dân, toàn xã hội, gồm ba giai đoạn là phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Tinh thần chủ động trước thiên tai, phòng từ sớm, từ xa đã và đang được các cấp, các ngành phát huy khá tốt, từ đó hạn chế phần nào thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra.

Việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS các cấp; huy động mọi lực lượng, phương tiện phục vụ phòng, chống thiên tai, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong thời gian qua là một số ví dụ điển hình về quyết tâm trong xây dựng khả năng ứng phó thiên tai.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 102 xã, phường, thị trấn đã thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai, với lực lượng trên 5.200 người, nhằm ứng phó với các tình huống thiên tai ngay tại cơ sở để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, nhân dân.

Đặc biệt, với phương châm “một đồng phòng bằng mười đồng khắc phục”, tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cơ bản trọng điểm phòng, chống thiên tai; khắc phục nhanh chóng các điểm xung yếu bị ảnh hưởng, đáp ứng giao thông đi lại, phục vụ cho sản xuất, sớm ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Nhưng các con số thống kê nêu trên không đơn thuần là hậu quả, nó còn chỉ ra một thực tế đáng lo ngại.

Cần quan tâm đầu tư thỏa đáng cho khâu phòng ngừa trong phòng, chống thiên tai. Ảnh: H.L

 

Báo cáo số 10/BC-UBND ngày 13/1/2025 về tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhận định, thời tiết, khí hậu, thủy văn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật.

Trong khi đó, công tác phòng, chống thiên tai vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại cần phải quan tâm khắc phục sớm. Đó là năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai còn hạn chế; công tác truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng trong phòng, chống thiên tai chưa được thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Công tác trực ban 24/24h khi có thiên tai mưa, lũ tại một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm. Nguồn lực về con người, tài chính cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; nhiều tình huống thiên tai còn bị động, ứng phó chưa kịp thời.

Đặc biệt, việc bố trí sắp xếp dân cư ở những nơi có nguy cơ cao ảnh hưởng về thiên tai đến nơi an toàn còn gặp nhiều khó khăn, như: Quỹ đất, giải phóng mặt bằng, kinh phí duy chuyển thấp, phong tục tập quán, điều kiện sản xuất nơi ở mới chưa đảm bảo.

Cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư, song chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là hệ thống công trình giao thông, thủy lợi còn nhiều công trình tạm, thiếu đồng bộ, năng lực phòng chống thiên tai thấp.

Thực tiễn cho thấy, đầu tư cho giai đoạn phòng ngừa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với giai đoạn ứng phó, khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, kỹ năng phòng, chống thiên tai tại cộng đồng là rất quan trọng để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.

Nhưng muốn như vậy, công tác phòng, chống thiên tai cần tiếp tục được triển khai theo nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính; dựa vào chính quyền cơ sở, lấy dân làm gốc.

Theo đó, tiếp tục nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo, nhất là dự báo mưa lớn cục bộ, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Nên xúc tiến xây dựng phân vùng rủi ro thiên tai, xây dựng bản đồ phân vùng sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ lớn, chi tiết đến cấp xã.

Đồng thời phải triển khai thực hiện hiệu quả quỹ phòng, chống thiên tai, kịch bản phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai; đầu tư trang thiết bị phòng, chống thiên tai.

Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế-xã hội.

Lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai cần được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn cho tổ chức, hộ gia đình để đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

Và cuối cùng, trong bối cảnh nguồn tài chính hạn hẹp như hiện nay, cũng cần tính đến các giải pháp huy động thêm nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Hồng Lam      

   

Các tin khác

  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
  • Đổi thay kết cấu hạ tầng
  • Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025
  • Công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y, huyện Ngọc Hồi
  • Thiên tai gây thiệt hại về người, nhà cửa và công trình hạ tầng
  • Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất tinh bột nghệ
  • Kon Tum: Thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by