• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Nhịp cầu nối khát vọng phát triển

18/01/2025 06:23

Hàng loạt cầu vượt sông trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng là niềm ước mơ khát vọng phát triển. Những cây cầu đã và đang góp phần kết nối vùng, tạo sự đồng bộ hệ thống giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội cho tỉnh ta.

Nhịp cầu nối đôi bờ

Trước đây, với người dân Kon Tum cũng như những du khách đến với Kon Tum thì cây cầu Đăk Bla và cầu treo Kon Klor đã quá quen thuộc. Trong đó, cầu Đăk Bla là huyết mạch nối cửa ngõ vào thành phố Kon Tum, là nhịp cầu vô cùng quan trọng trên dọc tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại qua Kon Tum. Còn cầu treo dây văng Kon Klor bao năm nay không chỉ làm nhịp cầu nối hai bờ, mà còn tạo nên khung cảnh thơ mộng, trở thành một điểm đến hấp dẫn với du khách khi đặt chân đến Kon Tum.

Nhưng với chỉ có 2 cây cầu nói trên thì còn quá ít so với tiềm năng mà hai bên bờ sông Đăk Bla đang có. Bởi, hai bên dòng sông Đăk Bla bạt ngàn tài nguyên cần “đánh thức”. Do đó, khát vọng nối nhịp đôi bờ sông Đăk Bla với nhiều vị trí khác nhau trên dòng sông này là ước nguyện chính đáng của người dân. Thực hiện ước nguyện đó, tỉnh ta đã quy hoạch dọc sông Đăk Bla sẽ có khoảng 11 cây cầu vượt sông.

Hiện thực hóa khát vọng của nhân dân, những năm qua, tỉnh ta đã bố trí hàng trăm tỷ đồng xây dựng những cây cầu vượt sông Đăk Bla nhằm tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn, vừa đáp ứng ước mong chính đáng của người dân vừa lấy đó làm tiền đề khai thác quỹ đất, thúc đẩy kinh tế xã hội và tạo vẻ đẹp cho đô thị, đánh thức vùng đất đang “ngủ quên” bên dòng Đăk Bla thơ mộng.

Cầu Đăk Bla - cửa ngõ vào tỉnh ta. Ảnh: PN

 

Sau nhiều năm nỗ lực, ước mong đó đang đà và đang trở thành hiện thực. Đến nay, ngoài cây cầu Đăk Bla cũ, cầu treo Kon Klor đã có thêm nhiều cầu vượt sông Đăk Bla. Đó là cây cầu nối với thôn 6, xã Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) và 6 cây cầu vượt sông Đăk Bla qua địa bàn thành phố Kon Tum như cầu trên đường Hồ Chí Minh, tuyến tránh phía Đông thành phố, cầu số 1, cầu số 3, cầu khu trung tâm hành chính tỉnh, cầu Đăk Bla mới (song song với cầu Đăk Bla cũ); cầu ngầm tràn qua Ngục Kon Tum và cầu số 3 nối xã Vinh Quang với phường Nguyễn Trãi, xã Đoàn Kết đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Ngoài ra, hiện nay, trên sông Đăk Bla, cũng đang tiếp tục xây dựng cây cầu vượt sông nằm trên dự án tuyến đường tránh phía Tây của thành phố Kon Tum. 

Ngắm nhìn những nhịp cầu đang tiếp tục nối những khúc sông Đăk Bla dọc ở thành phố Kon Tum người dân Kon Tum rất vui mừng phấn khởi. Niềm mơ ước ấy của người dân đang dần trở thành hiện thực. Nhiều cây cầu đã, đang được xây dựng, tạo động lực và dư địa cho sự phát triển, giúp giao thương thuận lợi, gắn kết các khu dân cư, tạo vẻ đẹp hiện đại cho đô thị thành phố Kon Tum. Cũng từ những cây cầu được đầu tư xây dựng, thành phố Kon Tum đang tập trung phát triển, mở rộng không gian đô thị, tận dụng và khai thác hiệu quả quỹ đất dọc sông Đăk Bla, tạo nên những điểm nhấn cho đô thị trung tâm vừa hiện đại, vừa văn minh và giàu bản sắc.

Không chỉ có những cây cầu vượt trên dòng sông Đăk Bla mà trên địa bàn tỉnh còn có nhiều cây cầu vượt sông Đăk Snghé, sông Đăk Pne  (qua huyện Kon Rẫy) hay cầu vượt sông Pô Kô qua địa bàn thị trấn Đăk Glei (huyện Đăk Glei) đã hoàn thành đưa vào sử dụng tạo đột phá mới đối với sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, những cây cầu vượt sông mở ra điều kiện và lợi thế thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị mới, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hai bên sông và góp phần từng bước nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Vui mừng bên cầu mới

Khó có thể nói hết được niềm vui của người dân Kon Tum khi những cây cầu vượt sông Đăk Bla, sông Đăk Snghé, sông Đăk Pne, sông Pô Kô…được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.

Đi dọc sông Đăk Bla, các cây cầu đã và đang xây dựng nổi bật giữa dòng sông, những nhịp cầu nối liền đôi bờ. Đứng bên nhịp cầu, tôi bắt gặp những ánh mắt rạng ngời niềm vui, hân hoan của người dân. Ngay tại chân cầu số 1 nối giữa phường Thắng Lợi và xã Đăk Rơ Wa, ông A Đen (52 tuổi, thôn Kon Tum Kơ Pơng, xã Đăk Rơ Wa) vừa chăm sóc, làm cỏ trên bãi bắp phấn khởi tâm sự: Mình không nghĩ lại xây cầu ngay trên bãi đất trồng bắp của nhà mình. Mình mừng lắm. Trước đây, mỗi lần từ làng muốn qua trung tâm thành phố phải đi vòng qua cầu treo Kon Klor tới đường Bắc Kạn mới vào trung tâm thành phố rất xa. Củ mì, trái bắp thu hoạch phải đi đường vòng rất xa, tốn chi phí vận chuyển. Nhưng, cầu xây xong không chỉ thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản mà còn rút ngắn quãng đường từ làng vào phố.

Tương tự, chia sẻ niềm vui khi có thêm những cây cầu được xây dựng nối liền khoảng cách hai bờ sông Đăk Bla, ông A Linh (thôn Kon Rờ Bàng, xã Vinh Quang) cho biết: Nhà mình ở bên này, nhưng ruộng, rẫy đều làm bên kia sông (phía xã Đoàn Kết), hàng ngày đi làm mình phải chèo thuyền. Giờ cầu được xây dựng mình và bà con mừng lắm. Cầu hoàn thành nên việc đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi.

Cùng chung niềm vui bên nhịp cầu, người dân thôn 6, xã Tân Lập (huyện Kon Rẫy) bày tỏ niềm vui mừng khôn xiết khi năm 2019, cây cầu  cầu bê tông cốt thép kiên cố bắc qua dòng sông Đăk Pne được xây dựng hoàn thành thay thế cho chiếc cầu treo bấp bênh. Giờ đây, những chiếc xe bon bon nối đuôi nhau đi qua; những đứa trẻ tung tăng đi đến trường trên cây cầu mới…Những hình ảnh đó đã trở thành hiện thực mà người dân thôn 6 xã Tân Lập vẫn tưởng là mơ. Ai ai cũng mừng vui.

Cầu vào Khu trung tâm hành chính tỉnh. Ảnh: PN

 

Khi cây cầu được xây dựng, khó có thể tả hết niềm vui mừng của người dân thôn 6. Bởi, hơn 20 năm qua, cả trăm hộ dân tại đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, giao thương, vận chuyển hàng hóa, nông sản cũng vì con sông Đăk Pne ngăn cách. Các loại phương tiện phải đi đường vòng gần 15km để vận chuyển nông sản. Thậm chí, trước đây, đã có nhiều năm, đến mùa thu hoạch mì, bà con thu xong nhưng gặp phải trời mưa liên tục, xe không vào chở kịp được đành phải để thối trên rẫy. Thế là bao công lao một nắng hai sương, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” lại mất trắng chỉ vì đường khó khăn, không có cầu qua sông để các phương tiện có thể đến thu mua vận chuyển.

Gặp chúng tôi tại quán nước ngay đầu cầu Quốc lộ 24, ông Nguyễn Văn Kiều (thôn 6) nở nụ cười hiền, nét mặt tươi vui bày tỏ niềm vui mừng khi được nhà nước quan tâm xây cho cây cầu bê tông cốt thép này.  Không vui sao được, không chỉ bản thân ông mà hàng trăm người dân thôn 6 cũng vô cùng vui mừng khi mong ước bao năm nay đã thành hiện thực. Ông Kiều chia sẻ: Gia đình tôi đang có hơn 4 ha  cao su, cà phê và các loại cây trồng khác. Cầu được xây dựng chúng tôi rất vui, cảm ơn Đảng và Nhà nước nhiều lắm. Từ nay, chúng tôi không phải nơm lớp lo đến mùa thu hoạch nông sản xe không vào vận chuyển được, giá cả cũng không bị ép nữa, thuận mua vừa bán. Giờ đây, ai mua giá cao thì bán, bởi xe có thể vào bốc hàng bất cứ lúc nào.

Cây cầu được hoàn thành đưa vào sử dụng là niềm vui vô bờ bến của người dân thôn 6, nhưng có lẽ người vui mừng nhất là gia đình ông Nguyễn Ngọc Hùng (49 tuổi, thôn 6, xã Tân Lập). Gặp chúng tôi, niềm vui của ông Hùng hiện rõ trên khuôn mặt, ánh mắt. Ngày xưa khi chưa có cầu thì nhà ông Hùng là hộ ở vùng sâu, vùng xa nhất, hộ cuối cùng của thôn 6 nhưng giờ đây, khi cầu được xây dựng xong, nhà ông lại trở thành đầu thôn, vì nằm ngay đầu cầu.

Từ khi cầu được hoàn thành, đưa vào sử dụng, vào buổi chiều mát, gần như ngày nào ông Hùng đi bộ, tập thể dục, ra cầu hóng mát, ngắm dòng sông, hít thở không khí trong lành trên cây cầu mơ ước.

Hàng loạt cây cầu được quan tâm xây dựng đã nối liền hai bờ sông Đăk Bla, sông Đăk Snghé, Đăk Pne, Pô Kô. Đó là động lực quan trọng để tỉnh ta mở rộng không gian, thúc đẩy kinh tế  phát triển nhanh, bền vững, góp phần thay đổi diện mạo kiến trúc, cảnh quan đô thị thêm đặc sắc, giúp các thôn làng có nhiều đổi thay từng ngày. Mùa xuân ấm đang đến mọi nhà từ những nhịp cầu./.

Phúc Nguyên

   

Các tin khác

  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
  • Đổi thay kết cấu hạ tầng
  • Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025
  • Công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y, huyện Ngọc Hồi
  • Thiên tai gây thiệt hại về người, nhà cửa và công trình hạ tầng
  • Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất tinh bột nghệ
  • Kon Tum: Thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Lễ tiễn, bàn giao hài cốt liệt sĩ hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh ở Campuchia về nước
  • Hội nghị khoa học phổ biến kiến thức “Đánh giá hiện tượng động đất tại tỉnh Kon Tum – Thực trạng và giải pháp ứng phó”
  • Khánh thành nhà rông thôn Kon K’Lốc, xã Đăk Mar
  • Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Kon Tum hội đàm với Ban Chuyên trách tỉnh Rattanakiri (Campuchia)
  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by