• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Kinh tế

Mùa tuốt lá mai

17/12/2019 06:10

Hơn một tháng nữa là Tết, những người chăm mai suốt ngày tất bật với vườn hoa. Phảng phất trên gương mặt của họ có nhiều nét rạng rỡ hiện lên ánh mắt, nhưng đâu đó vẫn còn xen lẫn chút lo âu, khi mai bước vào mùa tuốt lá.

Trong cái nắng nhẹ của buổi ban mai cuối tháng 11 (âm lịch), sau một đêm giá lạnh, ông Nguyễn Thanh Tú ở thôn 4, xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum) kê ghế, bắc thang trèo lên tuốt lá mai. Vườn mai của ông không còn cái vẻ óng ả, mượt xanh của những ngày tháng 9, lá mai giờ đã ngả màu chàm bạc, bám đầy bụi. Ông Tú nhẹ nhàng tuốt từng chiếc lá, có vẻ như ông nâng niu sợ đau lá cành, cứ thế theo động tác tay của ông, lá rơi đều xuống gốc mai.

Trò chuyện với khách đến thăm vườn mai, ông Tú trần tình về những điều gan ruột của người dành cả cuộc đời trồng mai không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là một phần trong kế mưu sinh của gia đình.

Ông Tú bộc bạch: Nỗi lo của người trồng mai là thời tiết năm nay có lạnh nhiều, sợ mai đứng nụ. Trồng mai, khó khăn nhất là thời tiết, nếu từ tháng 9 trở đi mà thời tiết thuận lợi, nắng ấm, ít mưa thì mai sẽ trổ hoa vào đúng dịp Tết; còn rét lạnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến thời điểm hoa mai nở. Mùa tuốt lá cho mai cũng vậy, cần quan sát nụ hoa trên cây trước khi tuốt lá ra sao để định ngày ra hoa cho đúng thời điểm Tết.

“Nói thì tưởng đơn giản, nhưng để có những kinh nghiệm như trên là cả một quá trình nghiên cứu, học hỏi, thậm chí không ít phen “dở khóc, dở cười” vì mai nở không đúng vụ”. Ông Tú “chốt hạ” tỉnh bơ với tôi về cái nghề trồng mai mà mình theo đuổi. 

Theo kinh nghiệm của ông Tú, trong trường hợp tuốt lá trễ, cây ra hoa không đúng dịp Tết, có thể áp dụng một số biện pháp để thúc hoa trổ sớm như phun ướt những mầm hoa lúc trời nắng cho những cây mai không chịu bung vỏ trấu; tưới rửa nụ, búp hoa vào sáng sớm; ngắt đọt non thúc ra hoa sớm. Dùng đèn cao áp thắp sáng vào lúc 7 - 8 giờ tối hằng đêm có thể thúc mai nở sớm 2 - 3 ngày. Nếu trời quá lạnh thì tưới nước ấm vào gốc, ngược lại, nếu trời có nắng nhiều thì đặt nước đá lên mặt đất gần gốc…

Tuốt lá mai là yếu tố quan trọng nhất để mai nở đúng theo ý muốn. Ảnh: DL

 

Ông Nguyễn Thiện Phúc ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) cho rằng nghề chăm mai cũng lắm công phu. Dù đã 10 năm gắn bó với cây mai vàng và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc mai, nhưng để cho cây mai ra nụ ưng ý thì đòi hỏi muôn vàn công sức từ chăm sóc đến chọn thời điểm tuốt lá mai. Cây mai tuy dễ trồng nhưng muốn cho hoa đẹp, lâu tàn, người trồng mai phải biết cách chăm sóc, theo dõi thời tiết để kịp thời xử lý cho cây không bị khô héo hoặc cháy lá.

Ông Nguyện Thiện Phúc cho chúng tôi biết kinh nghiệm trồng mai mà ông đã thu nhặt được trong suốt thời gian dài. Theo ông, để có cây hoa mai nở rộ và nở đúng Tết, bên cạnh phụ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của các loại mai và từng cây mai cụ thể (hình dạng cao, thấp, tốt, xấu…) thì yếu tố quan trọng nhất để mai nở đúng theo ý muốn của chủ nhân chính là kỹ thuật tuốt lá cho mai. Bước sang tháng Chạp, người trồng hoa mai ăn, ở tại vườn cây. Nếu được dự báo thời tiết nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm thì chủ vườn canh chừng tuốt lá muộn so với tính toán thông thường. Ngược lại, nếu trời có mưa to hay chuyển lạnh thì mai sẽ nở hoa trễ, lúc này chủ vườn cần tuốt lá sớm hơn - vào khoảng tháng 11 âm lịch và hạn chế bón các loại phân có hàm lượng đạm cao và và hạn chế tưới nước.

Mặc dù, việc trồng, chăm sóc mai với bộn bề khó khăn và có phần “ăn may” vào thời tiết như thế, nhưng ông Phúc tự tin khẳng định với chúng tôi: Kinh doanh cây mai chỉ có lời chứ không có lỗ, nhưng điều cơ bản là người chăm mai phải nắm vững kỹ thuật và hiểu rõ thị hiếu của người chơi mai cảnh như biết cách phân biệt mai trồng vườn với mai rừng, mai ghép. Từ cây hoa mai năm cánh đơn thuần, có thể lai ghép thành những cây mai bông nở vài chục cánh… Và cũng từ cái màu vàng thuần khiết như nắng của mai, người ta có thể tạo ra những cánh mai màu vàng nghệ hay vàng nhạt… “ Tết này, tôi quyết tâm cho ra thị trường những cây mai vàng rực làm đẹp cho đời, cho ngày xuân thêm tươi vui” - ông hứng khởi nói.

Từ Hải Dương vào sống ở Kon Tum gần 30 mươi năm nay, anh Nguyễn Văn Toàn nhiễm tính cách của con người miền Nam  nên cũng yêu thích hoa mai.

Anh Toàn cho rằng: Mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có một cách độc đáo để tiễn năm cũ qua đi và đón năm mới đến, chở theo bao ước nguyện về hạnh phúc, thịnh vượng và bình an. Với hai miền Nam - Bắc thì biểu tượng của ngày Tết ở mỗi nơi mỗi khác. Nếu ở miền Bắc trong cái rét đầu xuân cành đào hé nụ, thì ở miền Nam mai vàng khoe sắc giữa nắng chiều. Năm nào cũng vậy, tôi luôn gởi vài chậu mai tại vườn mai ông Phúc. Dù biết “tay nghề ông Phúc”, nhưng tôi mong mưa thuận gió hòa để chậu mai nhà tôi tươi đẹp, mang về chưng cảnh rước lộc vào nhà.

Cuối năm. Tháng Chạp. Tết về. Chỉ mấy từ đơn giản vậy thôi mà năm nào các chủ vườn mai cũng vừa náo nức chờ đợi xen lẫn những lo âu.

Sau nhiều tháng kỳ công chăm sóc, nhà vườn nào cũng hy vọng hoa sẽ nở đúng vào vụ Tết để bao công sức bỏ ra được đền bù. Chỉ mưa nhiều một chút, hoặc giá rét kéo dài, hay nắng nóng trong những ngày trong tháng Chạp là các nhà vườn đứng ngồi không yên. Tính toán đó, rồi lo lắng đó. Thời tiết ba miền Bắc – Trung - Nam vốn chẳng mấy giống nhau, nhưng những người chăm mai thì đều thả hồn vào tháng Chạp.

Tôi miên man suy nghĩ về cái nghề trồng mai khi ghé thăm các vườn mai và nhìn các ông chủ vườn nhẹ nhàng, tỉ mẩn với công việc tuốt lá mai, chuẩn bị cho hoa bung nụ khi “Tết đến, xuân về”.

Nhất định Tết Nguyên đán Canh Tý tôi sẽ “tậu” một chậu mai về chưng trong gia đình trong ba ngày Tết!        

Dương Lê

   

Các tin khác

  • Thu nhập cao nhờ mô hình nuôi côn trùng
  • Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Gia Lai – Kon Tum thực hiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước
  • Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đưa công nghệ thông tin vào sản xuất nông nghiệp
  • Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp
  • Đổi thay kết cấu hạ tầng
  • Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2025
  • Công bố tình huống khẩn cấp do thiên tai công trình Trạm cắt 220kV Bờ Y, huyện Ngọc Hồi
  • Thiên tai gây thiệt hại về người, nhà cửa và công trình hạ tầng
  • Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất tinh bột nghệ
  • Kon Tum: Thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không
  • Chủ động và tích cực tham gia đóng góp ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 2013
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Tự tình với biển
  • Khai mạc Hội thao Công nhân, viên chức, lao động tỉnh Kon Tum lần thứ XIV

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by