• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tiếp xúc cử tri tại huyện Kon Plông    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy làm việc tại huyện Đăk Tô    Tăng cường hỗ trợ CB,CC,VC,NLĐ tỉnh Kon Tum về công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Quảng Ngãi sau hợp nhất tỉnh    Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy làm việc tại huyện Đăk Hà    Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng làm việc với Bộ CHQS tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh   

Kinh tế

Đẩy mạnh cải tạo vườn tạp

02/05/2025 13:04

Được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là người DTTS đã đẩy mạnh thực hiện cải tạo vườn tạp, sử dụng hiệu quả diện tích đất vườn của gia đình để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện cải tạo hơn 3.480ha vườn tạp với sự tham gia của 19.440 hộ dân. Ảnh: ĐT

 

Theo Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường), tính đến tháng 4/2025, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện cải tạo hơn 3.480ha vườn tạp với sự tham gia của 19.440 hộ dân, trong đó có 16.508 hộ người DTTS. Các loại cây trồng được người dân sử dụng để cải tạo vườn tạp chủ yếu là cây ăn quả, mắc ca, cà phê, rau, củ, quả xứ lạnh. Một số địa phương thực hiện tốt việc hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp là huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Plông và Tu Mơ Rông.

Theo UBND xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, từ năm 2024 đến nay, xã đã thực hiện cải tạo 75,9ha vườn tạp với sự tham gia của 356 hộ dân, trong đó, có 221 hộ người DTTS. Các loại cây mà bà con trên địa bàn xã trồng chủ yếu là sầu riêng, cà phê và mắc ca. Cũng theo UBND xã, trong tổng số 75,9ha vườn tạp đã được cải tạo ở địa phương, có gần 40ha do người dân tự bỏ kinh phí để thực hiện.

Anh Rơ Lan Dunh là một trong những hộ dân đi đầu trong việc cải tạo vườn tạp ở thôn Kà Bầy. Ảnh: ĐT

 

Qua công tác vận động của chính quyền địa phương, năm 2024, anh Rơ Lan Dunh (thôn Kà Bầy, xã Sa Bình) mạnh dạn đầu tư cải tạo lại mảnh vườn trồng mì kém hiệu quả (hơn 5.000m2) phía sau nhà.

Anh Rơ Lan Dunh cho biết, qua tìm hiểu biết cà phê và sầu riêng là các cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở địa phương nên quyết định đầu tư trồng thay thế cho cây mì. Tháng 7/2024, anh bắt tay vào thực hiện cải tạo mảnh vườn của gia đình. Anh thuê máy xúc đảo lại đất và đào hố để trồng cây, đồng thời, đến những cơ sở, nhà vườn uy tín để tìm mua cây giống cà phê và sầu riêng có chất lượng. Anh cũng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới nước tự động (béc tưới phun mưa cục bộ) trong vườn.

Quá trình thực hiện cải tạo mảnh vườn của gia đình, anh Rơ Lan Dunh luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cán bộ UBND xã Sa Bình. Huyện ủy Sa Thầy cũng hỗ trợ 70 cây giống sầu riêng cho anh.

Nhờ áp dụng kỹ thuật thâm canh trong quá trình trồng và chăm sóc nên vườn cà phê xen canh sầu riêng của gia đình anh phát triển tốt. Hiện nay, vườn trồng 580 cây cà phê và 75 cây sầu riêng. Chiều cao của cây cà phê đạt từ 50-80cm, chiều cao của cây sầu riêng đạt từ 1,5-1,8m. “Tôi đang tiếp tục đầu tư để mở rộng và nâng cao chất lượng vườn cà phê và sầu riêng của gia đình” - anh Dunh chia sẻ.

Tại xã Măng Cành (huyện Kon Plông), năm 2024, chính quyền địa phương đã triển khai 1 mô hình mẫu về cải tạo vườn tạp trên quy mô 1ha tại thôn Kon Chênh với sự tham gia của 2 hộ dân; trong đó, có 1 hộ người DTTS. Mô hình trồng các loại cây khoai lang Úc, bí Nhật, cà rốt, khổ qua rừng, rau rừng, có ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng và chăm sóc. Tổng nguồn vốn đầu tư để triển khai mô hình hơn 280 triệu đồng, trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 133 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng của các hộ dân.

Năm 2024, mô hình mẫu về cải tạo vườn tạp ở thôn Kon Chênh cho doanh thu hơn 484 triệu đồng. Từ kết quả trên, UBND xã Măng Cành đã xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình cải tạo vườn tạp tại địa phương gắn với phát triển du lịch cộng đồng trong năm 2025.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Măng Cành cho hay, chính quyền địa phương đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện cải tạo vườn tạp, phát triển các diện tích trồng rau, củ, quả xứ lạnh theo tiêu chuẩn nông nghiệp sạch. Địa phương phấn đấu đến năm 2030 sẽ xây dựng vùng chuyên canh rau, củ, quả xứ lạnh rộng 30ha tại thôn Kon Chênh. Hiện tại, địa phương đã vận động được 15 hộ người DTTS ở thôn Kon Chênh tham gia tổ hợp tác sản xuất rau, củ, quả xứ lạnh với diện tích hơn 5ha.

Hiện tại, các địa phương của tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và lồng ghép hiệu quả các nguồn lực để thực hiện cải tạo vườn tạp, từ đó giúp người dân, nhất là người dân ở vùng DTTS nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nắm bắt được kỹ thuật thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, trồng và phát triển được các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao mang tính bền vững, góp phần tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống.   

Đức Thành

   

Các tin khác

  • Tổng kết Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025
  • Tu Mơ Rông: Thiệt hại bước đầu từ cơn bão số 1
  • Nhiều tuyến đường bị sạt lở
  • “Ngóng” trạm biến áp 110kV Đăk Glei
  • Củng cố niềm tin của người tiêu dùng
  • Chấn chỉnh việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính quá hạn
  • Lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản
  • Hạt nhân của kinh tế tư nhân ở nông thôn
  • Rà soát, làm rõ quy trình cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh “gây hiểu lầm”
  • Khai mạc Phiên chợ sâm Ngọc Linh và các sản phẩm đặc hữu xã Tê Xăng
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Tổng kết Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2025
  • Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp tại Trường THPT Kon Tum và Trường PTTH DTNT tỉnh
  • Người dân Tu Mơ Rông mừng vui với sự đổi thay sau 20 năm thành lập
  • Khẩn trương chuẩn bị đại hội đảng bộ cấp xã
  • Kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến công tác tại Nhà giàn DK1
  • Hội nghị Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VII
  • Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 – 2030
  • “Việc hợp nhất hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi là một định hướng chiến lược lớn, mở ra không gian phát triển mới”

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Trung đoàn 990- Hoàn thành huấn luyện chiến sĩ mới
  • Người Xơ Đăng thay đổi từ nhận thức đến hành động
  • Bình yên Đăk Kia
  • Chùm ảnh: Du lịch sinh thái và giá trị văn hóa đa dạng - lợi thế vàng của Kon Tum

Đất & Người Kon Tum

  • Gìn giữ kho tàng Sử thi Kon Tum
  • Các DTTS ở Kon Tum như Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Gié – Triêng, Rơ Măm, Brâu, sở hữu kho tàng văn hóa truyền thống phong phú. Trong đó, sử thi (còn gọi là trường ca) là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, không chỉ là những câu chuyện dài được kể bằng lời hát, mà còn thể hiện cách nhìn nhận thế giới, cuộc sống và những điều nhân văn trong cộng đồng mỗi dân tộc.
  • Suối Đăk Lôi níu chân du khách
  • Người dành trọn đời cho thổ cẩm
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 258A Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by