Hơn 1 năm qua, nhất là từ sau Tết Nguyên đán tới nay, giá các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá. Điều này khiến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, người nông dân loay hoay trong cơn “bão giá”.
Thời gian qua, công tác phòng chống thiên tai (PCTT) được các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư quan tâm, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về PCTT cho người dân và cộng đồng; việc đầu tư nâng cấp hệ thống dự báo thời tiết, khí hậu, lắp đặt các trạm quan trắc và mua sắm trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn cũng được các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng…
Thời gian qua, các cấp chính quyền, các đơn vị, tổ chức liên quan cùng người dân ở huyện Kon Plông chung tay, nỗ lực triển khai thực hiện nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm bảo tồn voọc chà vá chân xám (loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam và cũng là 1 trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất của thế giới).
Nguồn vốn duy tu bảo dưỡng có hạn, cộng thêm ảnh hưởng của thiên tai nên nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Đăk Glei đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân, nhất là vào mùa mưa.
Khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp; phân công thành viên phụ trách từng địa bàn cụ thể; xác định điểm xung yếu... là những việc mà huyện Ngọc Hồi đã và đang triển khai để đảm bảo “phòng hơn chống” trong đối phó với mùa mưa bão năm nay.
Trong Diễn đàn “Sâm Ngọc Linh, các sản phẩm đặc hữu gắn với du lịch” vừa được UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức, dược sĩ Đào Kim Long - người phát hiện ra sâm Ngọc Linh từ năm 1973 trăn trở, “hiện nay, sâm Ngọc Linh trên thị trường có rất nhiều các loại giá khác nhau, thật giả lẫn lộn khiến cho người tiêu dùng không thể phân biệt được”. Do đó, ông mong muốn trong những năm tới, nhân dân, cán bộ khoa học và các doanh nghiệp cố gắng giúp đỡ để cây sâm Ngọc Linh phát triển tốt hơn nữa, có sản phẩm nhiều hơn nữa để người dân trong nước cùng được dùng sâm Ngọc Linh thật, giá trị thật.
Những năm qua, Hội LHPN huyện Ngọc Hồi đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động nguồn lực từ chính hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó, giúp cho nhiều hội viên phụ nữ vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ổn định hơn.
Gọi là “xóm”, xong thực ra, nơi này chỉ gồm một số hộ nằm bên đoạn đường ngắn, chuyên ươm các loại giống rau để cung cấp cho những người có nhu cầu trồng rau sạch tại gia. Không quy mô, bề thế, song sự đa dạng, phong phú về chủng loại và chất lượng các loại cây giống ở đây chính là sự đảm bảo cho địa chỉ tin cậy này tại địa bàn thành phố Kon Tum.
Không chỉ giỏi trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống gia đình ngày một ấm no, Bí thư Chi đoàn thôn Đăk Tum (xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei) A Quỳnh luôn là tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động cho các đoàn viên thanh niên học tập.
Sáng 13/5, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Lễ công nhận thành viên chính thức của Liên minh HTX tỉnh và trao quyết định khen thưởng của các cấp có thẩm quyền.
4 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng như trên cả nước đang dần được ổn định, số cả mắc mới ngày càng giảm. Đây là điều kiện để tỉnh Kon Tum tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển, phục hồi kinh tế. Nhờ đó, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội đều vượt kế hoạch, tăng cao so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian qua, ngành Công thương tỉnh đã không ngừng đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.
Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế về phát triển diện tích cây trồng trên địa bàn huyện năm 2022, cùng với việc chủ động các nguồn giống, huyện Tu Mơ Rông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân tích cực lao động sản xuất, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng là lợi thế, thế mạnh để tập trung phát triển diện tích…
Chiều 12/5, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Kon Tum tổ chức chương trình Kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp và tài trợ an sinh xã hội nhân sự kiện 65 năm năm ngày thành lập BIDV.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu, thời gian qua, huyện Kon Plông chú trọng phát triển cây dược liệu theo chủ trương của Tỉnh ủy, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Đề án về phát triển cây dược liệu của HĐND tỉnh và UBND tỉnh, bước đầu mang lại những tín hiệu đáng mừng.
Sau Tết Nguyên đán, khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 âm lịch là thời điểm nhiều người dân tiến hành mở móng xây dựng nhà cửa. Chính vì thế, vài tháng gần đây số lượng gạch xây dựng tiêu thụ tăng mạnh, có những thời điểm khan hiếm gạch, khiến không ít công trình đang xây dựng dở dang phải tạm dừng do không có gạch để thi công. Hiện, các nhà máy sản xuất gạch đã hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đủ cung cấp ra thị trường.
Theo kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố mới đây, Kon Tum đạt 58.95 điểm (giảm 3.07 điểm so với năm 2020), xếp thứ 61/63 tỉnh, thành trong cả nước, thuộc nhóm tương đối thấp. Kết quả này một lần nữa đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục rà soát lại những kết quả và tồn tại, đồng thời đề ra giải pháp thực tế nhằm cải thiện mức độ hài lòng.
Trên các xã Ia Đal, Ia Dom, Ia Tơi thuộc huyện Ia H’Drai không còn cảnh hoang vu, trầm mặc như xưa bởi hiện hữu với những làng quê mới dựng của người Gia Rai, Mường, Tày, Nùng, Thái… bên những lô cao su xanh thẳm đang bật dậy mầm xanh, trải dài khắp núi rừng biên giới.
Trong một chuyến công tác mới đây, tôi và anh N (cán bộ khối Mặt trận và đoàn thể của một huyện) có dịp ghé thăm lại ngôi làng năm xưa anh N đã vận động nguồn lực từ xã hội trao mô hình sinh kế nuôi heo cho các hộ gia đình khó khăn ở địa phương.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.