Thời gian qua, tại huyện Kon Plông và vùng lân cận liên tục xảy ra các vụ động đất và có chiều hướng tăng dần về tần suất cũng như cường độ. Trước thực trạng này, UBND tỉnh chỉ đạo ngành Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn các công trình xây dựng, đặc biệt là công trình thủy điện và ổn định cuộc sống người dân.
Với tầm nhìn chiến lược và những giải pháp cụ thể, Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 19/5/2022 của Tỉnh ủy khóa XVI định hình “vương quốc” dược liệu Kon Tum trong tương lai gần, và hiện thực hóa khát vọng đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia vào năm 2025.
Ngay sau dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu “hạ nhiệt”, Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) nhanh chóng triển khai nhiều tiện ích sản phẩm tiền gửi và chương trình gửi tiết kiệm hấp dẫn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ giúp tỷ lệ khách hàng mở tài khoản thanh toán, sử dụng các sản phẩm dịch vụ gửi tiền, tiết kiệm ngày càng tăng.
Thực hiện phương châm “Trồng cây nào sống cây đó, trồng diện tích nào thành rừng diện tích đó” và mục tiêu phấn đấu toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp đều được trồng rừng nên cả hệ thống chính trị cùng nhân dân trên địa bàn thành phố Kon Tum đã và đang nỗ lực tập trung đẩy nhanh tiến độ trồng rừng để hoàn thành kế hoạch năm 2022.
Nhiều năm qua, công tác quy hoạch và phát triển dược liệu đã được tỉnh Kon Tum quan tâm, chỉ đạo sâu sát và triển khai khá đồng bộ, nhằm khai thác tiềm năng dược liệu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Dịch bệnh Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là đối với những doanh nghiệp trẻ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng trong khó khăn ấy, có nhiều doanh nghiệp trẻ đã có lối đi riêng, khẳng định được thương hiệu và đang trên đà phát triển.
Ngày 27/7, Hợp tác xã Sâm và dược liệu Ngọc Linh tổ chức Lễ khai trương hợp tác xã. Đến dự có Tiến sĩ Lê Quang Thảo- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu thuốc Trung ương; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và huyện Tu Mơ Rông.
Ngày 19/5/2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với tầm nhìn chiến lược và những giải pháp cụ thể, Nghị quyết định hình “vương quốc” dược liệu Kon Tum trong tương lai gần, và hiện thực hóa khát vọng đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia vào năm 2025.
Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) cho biết, theo kế hoạch, ngày 29/7, công ty triển khai phương án gia cố lưới điện thuộc đường dây 22kV mạch vòng từ xã Ngọc Linh (huyện Đăk Glei) đến xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) để đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định cho tuyến đường dây này.
Nhằm triển khai có hiệu quả Đề án “một tỷ cây xanh” của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện chỉ tiêu trồng rừng giai đoạn 2021-2025, ngày 26/7, UBND huyện Ia H'Drai tổ chức Lễ ra quân trồng rừng năm 2022.
Chiều 26/7, tại huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Tổng kết việc thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh giai đoạn 2018-2022.
Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế- xã hội của tỉnh, đặc biệt là sự xuất hiện của các biến chủng và sự bùng phát mạnh của làn sóng Covid-19 lần thứ tư trong năm 2021 đã tác động nặng nề, toàn diện đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế, xã hội nói chung và sự phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Theo kế hoạch, Dự án cấp nước sinh hoạt thị trấn Sa Thầy hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019, tuy nhiên, đến nay, sau nhiều lần gia hạn, dự án này vẫn chưa thể đưa vào sử dụng. Trước sự chậm trễ ấy, mới đây, đích thân đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra thực tế, đồng thời ra “tối hậu thư” đối với các đơn vị chức năng và nếu không hoàn thành đúng cam kết sẽ xử lý nghiêm...
Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 và 10 năm thực hiện Kết luận số 12-NQ/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên, với sự hỗ trợ của Trung ương cùng nỗ lực của tỉnh, kết cấu hạ tầng của tỉnh nói chung, đặc biệt là kết cấu về hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Là một trong những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 6 tháng cuối năm 2022 đề ra. Điều này một lần nữa cho thấy việc quản lý nguồn gốc giống sâm Ngọc Linh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen, bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh Kon Tum và góp phần phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
Theo kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2022, tỉnh ta đặt ra mục tiêu trồng mới 3.000ha cây ăn quả; 1.000ha mắc ca, 500ha sâm Ngọc Linh và 2.000ha các loại dược liệu khác. Các ngành, địa phương đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Những năm gần đây, huyện Tu Mơ Rông đã đẩy mạnh việc liên kết sản xuất thông qua kinh tế tập thể; trong đó, phát triển hợp tác xã (HTX) đã tạo được sức mạnh tổng hợp, đa chiều mang lại lợi ích cho người dân, giúp bà con thoát nghèo và làm giàu.
Sau 3 ngày hoạt động (15-17/7), Phiên chợ nông nghiệp sạch huyện Đăk Hà năm 2022 khép lại với những kết quả tích cực. Qua đó, mở ra cơ hội để các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP và các sản phẩm nông nghiệp đặc sắc khác của các địa phương trên địa bàn huyện và một số địa phương khác được quảng bá đến người tiêu dùng và tổ chức các hoạt động kết nối giao thương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo kế hoạch trồng rừng tập trung năm 2022, huyện Tu Mơ Rông phấn đấu đến cuối năm đạt 348ha. Hiện chính quyền, người dân cùng các công ty đóng chân trên địa bàn đang chung sức, đồng lòng, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu đề ra.
Ngày 18/7, ông Phan Mười- Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, đến nay, Dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên tuyến Quốc lộ 24 qua địa bàn tỉnh Kon Tum (tuyến đường nối tỉnh Kon Tum – Quảng Ngãi) đã hoàn thành theo đúng tiến độ quy định của Bộ Giao thông Vận tải đề ra là hoàn thành trước 30/6. Hiện, các nhà thầu thi công đang hoàn thiện hạng mục an toàn giao thông, vệ sinh toàn tuyến và hoàn thiện hồ sơ để nghiệm thu đưa vào hoạt động.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.