Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế là để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình phát triển, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong tình hình mới.
Sáng 4/10, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị Tập huấn triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Sáng 4/10, Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh đợt 1 năm 2022.
Chỉ còn 3 tháng nữa là kết thúc năm 2022, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các dự án, công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng góp phần phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã có nhiều hợp tác xã nông nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các loại cây dược liệu, rau, củ, quả… được thành lập. Bước đầu các hợp tác xã này đã gặt hái được những thành công nhất định.
Để chuẩn bị tốt cho đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh lần 2 năm 2022, hiện nay, Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum đang tích cực phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương hỗ trợ các chủ thể hoàn thành hồ sơ thủ tục tham gia chương trình và phát triển, tiêu thụ các sản phẩm.
Ông Nguyễn Ngọc Sâm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, địa phương đã bảo tồn thành công sâm Ngọc Linh, và đang hướng tới một mục tiêu mới, đó là xây dựng ngành kinh tế sâm phát triển. Bên cạnh nỗ lực của chính quyền, doanh nghiệp, rất cần sự đồng hành của các nhà khoa học.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến chiều 29/9, thiệt hại do bão số 4 gây ra đối với các công trình hạ tầng, nhà ở của người dân, sản xuất nông nghiệp ước tính khoảng 24,22 tỷ đồng.
Với sự nỗ lực, khẩn trương khắc phục cầu cống bị sập, sụt lún mố cầu trên Tỉnh lộ 672 và 678, đến đầu giờ chiều 29/9, đường vào 3 xã Đăk Sao, Đăk Na, Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) đã được thông tuyến.
Do ảnh hưởng của bão số 4, tính đến tối 28/9, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có 28.881 khách hàng bị mất điện, hiện đã khôi phục cấp điện trở lại cho 27.952 khách hàng, chiếm 96,78%. Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đang huy động lực lượng, gấp rút tìm kiếm và xử lý các vị trí xảy ra sự cố, đóng điện trở lại sớm nhất cho người dân.
Câu chuyện bên vườn sâm, cứ kéo dài mãi, dù đã quá trưa, bởi sức hút từ chuyện kể của các nhà khoa học về quá trình nghiên cứu sâm Ngọc Linh. Đó là mối lương duyên bền chặt- Giáo sư, Tiến sĩ Trần Công Luận- nguyên Giám đốc Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí Minh nói.
Theo báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, tính đến 15 giờ chiều nay (28/9), báo số 4 đã gây ra một số thiệt hại về giao thông, thủy lợi, sản xuất nông nghiệp và nhà ở của người dân.
Ngày 28/9, khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền, trên địa bàn huyện Kon Plông xảy ra mưa to, gió lớn khiến nhiều cây đổ ngã đè đường dây điện, làm mất điện hoàn toàn 6 xã gồm Pờ Ê, Đăk Tăng, Măng Bút, Đăk Ring, Đăk Nên và Ngọc Tem.
Cơn bão số 4 đã đổ bộ vào đất liền gây mưa to, gió lớn trên địa bàn tỉnh ta. Mưa bão đã làm hư hỏng, sạt lở nhiều tuyến đường từ quốc lộ đến tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn gây ách tắc giao thông cục bộ. Mưa lớn cũng làm nhiều đoạn đường trũng, thấp trên một số tuyến đường bị ngập sâu gây ách tắc giao thông, giao thông đi lại khó khăn.
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, do ảnh hưởng của bão số 4, khiến nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, một số nơi ở các địa phương bị mất điện, nhiều nhà dân và diện tích hoa màu bị thiệt hại.
Theo UBND huyện Sa Thầy, hiện tại cơn bão số 4 vẫn chưa gây thiệt hại về người và tài sản người dân. Tuy vậy, huyện vẫn không chủ quan, tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bão để hạn chế thiệt hại về người và tài sản.
Sáng 28/9, báo cáo của UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, từ ngày 27/9 đến sáng 28/9, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có mưa to, nhiều nơi có gió tương đối mạnh.
Theo Báo cáo của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Ngọc Hồi, đến sáng 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn, gió mạnh khiến nhiều nhà dân, công trình hạ tầng và nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS huyện Kon Rẫy, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 (Noru) nên tính đến 07h30’ ngày 28/9, trên địa bàn huyện có mưa, có nơi mưa to, gió lớn, mực nước trên các sông, suối tăng dần, một số tuyến đường giao thông bị ngập úng, sạt lở.
Theo tông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Đăk Hà, từ chiều 27/9 đến sáng nay (28/9), trên địa bàn huyện Đăk Hà xảy ra mưa lớn, gió mạnh khiến nhiều nhà dân, công trình hạ tầng và nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.