Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 (Noru), tính đến 7h30’ ngày 28/9, trên địa bàn huyện Kon Rẫy có mưa, có nơi mưa to, gió lớn, mực nước trên các sông, suối tăng dần. Trước tình hình trên, huyện Kon Rẫy tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tập trung ứng phó với tình hình lũ lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây ra, theo phương châm “4 tại chỗ” với tinh thần khẩn trương, quyết liệt. Tuy nhiên, đã có những thiệt hại ban đầu do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây ra trên địa bàn huyện Kon Rẫy.
Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN-PTDS) huyện Tu Mơ Rông, từ 22 giờ ngày 27/9 đến 7 giờ ngày 28/9, do ảnh hưởng của mưa bão, trên địa bàn huyện mưa nhiều nơi, lượng mưa tiếp tục tăng, mưa nặng hạt và có gió tương đối mạnh.
Chịu ảnh hưởng của bão số 4, đến nay, trên địa bàn huyện Đăk Glei một số địa phương đang mất điện tạm thời như: xã Đăk Plô; Đăk Nhoong; đường A Khanh, thôn Đăk Xanh, thôn Đăk Ra, thị trấn Đăk Glei; thôn Pêng Sel Pêng, Đăk Đoát, xã Đăk Pek. Công trình thủy điện Đăk Pru-Đăk Nhoong nước về hồ khoảng 68 m3/s, lưu lượng chảy qua tổ máy 0m3/s do mất lưới không phát được điện, xả tràn khoảng 68 m3/s, dự báo nước về hồ vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Ngày 27/9, UBND huyện Sa Thầy ban hành văn bản số 2438/UBND-TH yêu cầu Ban chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự huyện, các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với bão Noru trên địa bàn huyện.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 4 (bão Noru), huyện Kon Rẫy đang tích cực tăng cường công tác phòng, chống bão nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, bảo vệ tài sản Nhà nước và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân trên địa bàn.
Để chủ động, kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra, kịp thời khắc phục hậu quả, huyện Đăk Glei đã có nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn và các phòng ban, đơn vị chức năng trên địa bàn khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão.
Thời gian qua, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã có nhiều giải pháp đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, sử dụng điện và phòng tránh tai nạn, sự cố cháy nổ về điện, qua đó góp phần đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của khách hàng.
Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, từ ngày 27/9 - 28/9/2022, cơn bão số 4 (Noru) đổ bộ vào khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Do ảnh hưởng của bão, trên địa bàn huyện Sa Thầy có khả năng mưa nhiều nơi, có nơi mưa vừa, mưa to và dông kèm gió mạnh, trên các sông khả năng xuất hiện mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng.
Không phải là mới lạ, bất ngờ, nhưng lần đầu tiên những câu chuyện liên quan đến sâm Ngọc Linh được kể lại một cách bài bản nhất bởi các nhà khoa học, từ người có công phát hiện ra sâm Ngọc Linh, đến những người gần như dành nửa đời nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, lại hấp dẫn người nghe vô cùng.
Để chủ động ứng phó với bão số 4, chiều 26/9, Sở Công thương có văn bản gửi các đơn vị quản lý công trình lưới điện, công trình thủy điện kịp thời triển khai các giải pháp phòng, chống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về chủ động ứng phó với cơn bão số 4, UBND huyện Kon Plông ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương triển khai phương án “4 tại chỗ”; chủ động nguồn lực, vật lực, phương tiện để ứng phó với bão số 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão và hoàn lưu bão gây ra.
Ngày 26/9, các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền các xã trên địa bàn huyện Ia H’Drai đồng loạt kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu nhằm chủ động ứng phó bão số 4, giảm thiểu thiệt hại.
Theo dự báo, cơn bão số 4 có nguy cơ gây mưa lớn và nguy cơ cao về lũ quét và sạt lở đất. Trong đó, địa bàn Tu Mơ Rông là một trong những địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ quét. Vì thế, để chủ động ứng phó và triển khai công tác phục hậu quả, huyện Tu Mơ Rông đã chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão mạnh này.
Sáng 26/9, Sở Giao thông Vận tải có văn bản gửi các đơn vị quản lý đường, các huyện thành phố, các đơn vị chức năng đề nghị tập trung ứng phó với bão số 4 nhằm đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt trên các tuyến giao thông.
Được Nhà nước và các đơn vị chủ rừng giao, khoán bảo vệ rừng, các cộng đồng dân cư sống gần rừng đã tích cực, trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó thu hút ngày càng nhiều hộ dân tham gia giữ rừng, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương.
Chúng tôi muốn kể lại câu chuyện ở đại ngàn kỳ bí về một loài cây gầy nhỏ, mong manh nhưng mang sức sống mãnh liệt, tích lũy tinh hoa của trời đất, núi rừng- sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, thay vì từ những người trồng sâm như trước, câu chuyện lần này dưới góc nhìn của các nhà khoa học.
Nhằm tăng tỷ lệ độ che phủ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn huyện Ia H’Drai đang tích cực trồng cây trả lại màu xanh cho đất.
Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Đăk Ring (huyện Kon Plông) triển khai mô hình khuyến nông hỗ trợ người dân trên địa bàn xã nuôi cá niên thương phẩm để cung cấp cho thị trường, với sự tham gia của 6 hộ dân ở thôn Văk Y Nhông; tổng diện tích ao nuôi là 600m2.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 25/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.