Phát triển du lịch theo hướng xanh, bền vững và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực là những vấn đề mà huyện Kon Plông đang quyết tâm triển khai.
Thời gian qua, tận dụng nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ đồng bào DTTS tại huyện Kon Plông mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.
Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Đăk Tô đã tận dụng diện tích mặt nước tại khu vực hồ chứa các công trình thủy lợi trên địa bàn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồn lợi kinh tế rất đáng kể.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo xu hướng sản xuất hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao, thành phố Kon Tum quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất. Qua đó, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Trong 32 năm qua, kể từ khi được thành lập lại (tháng 10/1991), lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã không ngại khó, ngại khổ, nỗ lực triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ổn định lực lượng và đạt được một số kết quả nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (QL, BV&PTR).
Nhiều công trình, dự án, nhiều hộ dân chưa đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng để thi công dẫn đến các công trình dự án có nguy cơ chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng chậm.
Tận dụng nguồn thủy sản đa dạng, dồi dào tại lòng hồ thủy điện Plei Krông, nhiều năm nay, người dân thôn Đăk Wơk Yốp, xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) đã phát triển mạnh nghề đánh bắt cá. Qua đó, giúp các hộ dân ở đây có thêm thu nhập ổn định, phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trong nhiều ngày qua, việc cắt điện đang trở nên phổ biến hơn. Dù biết đây là bất khả kháng và được thông báo trước lịch cắt, nhưng doanh nghiệp và người dân luôn phập phồng không biết khi nào tới lượt nhận được thông báo.
Thay vì phòng, chống thụ động, chúng ta có thể giảm nhẹ các rủi ro từ thiên tai thông qua việc thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và lâu dài.
Thời gian qua, chính quyền xã Pờ Ê (huyện Kon Plông) đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, xây dựng các mô hình hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nổi bật là mô hình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển chăn nuôi kết hợp với trồng rau xanh trong vườn nhà đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), chiều 18/5, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.
Tại xã vùng sâu Ngọk Yêu của huyện Tu Mơ Rông, đã có hàng loạt công trình thủy lợi được người dân tự làm, đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Thời gian qua, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) chú trọng phát triển các mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới gắn với xây dựng sản phẩm OCOP của địa phương.
Nhu cầu sử dụng điện đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt, vào mùa nắng nóng ở các tháng 5, 6, 7, vì vậy, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã chủ động lập và triển khai phương án đảm bảo cấp điện mùa khô. Trong đó, chỉ đạo các đơn vị trong công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thi công các công trình lưới điện, rà soát các phương án tổ chức thi công, bố trí thời gian tạm ngừng cung cấp điện phù hợp. Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ sửa chữa điện nóng để hạn chế tối đa gián đoạn cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Với quyết tâm và nỗ lực khắc phục căn bệnh “có tiền mà không tiêu được” trong đầu tư công, UBND tỉnh đã có “tối hậu thư” nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.
Việc “phân quyền” quyết định giá đất cho UBND cấp huyện được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập về định giá đất trên thực tế trong thời gian chờ Luật Đất đai (sửa đổi) thay thế Luật Đất đai 2013 có hiệu lực.
Ông Nguyễn Kim Thái- Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy vừa yêu cầu đơn vị dừng thi công Dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống tưới Hồ chứa Đăk Car (xã Rờ Kơi) để tiến hành đền bù cho dân.
Thực hiện chủ trương phát triển cây ăn trái của tỉnh, thời gian qua, với sự phối hợp giữa ngành Nông nghiệp và Phát nông thôn và chính quyền các địa phương trong công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích, hướng dẫn và hỗ trợ các điều kiện cần thiết, người dân đã chú trọng đầu tư trồng nhiều loại cây trái và đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập.
Thời gian qua, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tập trung huy động nguồn lực, phối hợp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị- xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ủy thác cho vay các nguồn vốn tín dụng chính sách. Qua đó, củng cố và nâng cao chất lượng nguồn vốn tín dụng, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Diễn biến thời tiết, khí hậu ngày càng cực đoan, công việc phòng, chống thiên tai ngày càng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, việc nhận định đúng tình hình, theo dõi sát diễn biến thời tiết là yếu tố quan trọng giúp các cấp, các ngành chủ động xây dựng phương án phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.