Phát triển năng lượng nhanh và bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình phát triển của tỉnh.
Để việc thu hái cà phê đảm bảo tỷ lệ quả chín cao, tiếp tục xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”, huyện Đăk Hà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý trong việc thu hái, tiêu thụ cà phê của người dân trên địa bàn.
Thời gian qua, huyện Kon Rẫy triển khai cho các đối tượng chính sách trên địa bàn tiếp cận nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, vốn ưu đãi chính sách trở thành “bà đỡ”, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở xã Đăk Nông, ở thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) và ở xã Kroong (thành phố Kon Tum) đã phải khổ sở, khi phải chịu đựng mùi hôi do các nhà máy chế biến mủ cao su đang hoạt động trên địa bàn gây ra. Người dân không khỏi lo lắng đến sức khỏe, bởi hàng ngày họ phải hít thở không khí không trong lành, do mùi hôi nồng nặc của chất thải xả ra môi trường từ hoạt động sản xuất, chế biến của các nhà máy.
Người dân một số thôn trên địa bàn xã Ngọc Wang (huyện Đăk Hà) phản ánh việc đơn vị thi công dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Đăk Loh đã gây hư hỏng một số tuyến đường, gây khó khăn trong việc đi lại và nguy cơ ngày càng nặng hơn.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đăk Tô lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong 3 năm qua (2020-2023), Ban Thường vụ Huyện ủy có chuyên đề về phát triển nông nghiệp (PTNN) đi vào chiều sâu theo hướng sản xuất hàng hóa, qua đó nhằm nâng cao đời sống vật chất, tiến tới giảm nghèo bền vững cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.
Những năm qua, tỉnh ta đã chỉ đạo các địa phương tập trung phát triển, mở rộng quy mô đàn, tăng tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp của toàn tỉnh. Nhờ đó, tổng đàn vật nuôi và sản lượng sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định.
Cùng với huy động cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc với tinh thần nỗ lực cao và nhiều giải pháp hữu hiệu được triển khai, công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Thời gian qua, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thể hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực thừa hành phát luật về lâm nghiệp.
Ngày 26/10, tại thành phố Kon Tum, Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum và Sở Nông lâm tỉnh Sê Kông, Lào tổ chức Hội nghị quốc tế luân phiên đánh giá kết quả thực hiện Bản ghi nhớ về cơ chế hợp tác ngăn chặn tình hình vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; đồng thời đề ra phương hướng phối hợp trong năm 2024.
Thời gian qua, bên cạnh việc quy hoạch, định hướng, đầu tư phát triển các mặt hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng, các địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, nhằm tạo “đầu ra” cho các sản phẩm nông nghiệp.
Liên kết sản xuất có vai trò rất quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp bền vững, giúp nâng cao lợi ích của các chủ thể tham gia chuỗi giá trị, nhất là đối với nông dân.
Thời gian qua, UBND huyện Đăk Tô tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương trên địa bàn vượt mọi khó khăn, tranh thủ thời gian để thực hiện hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn từ các chương trình MTQG trong năm 2023 đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, huyện Đăk Hà chú trọng lãnh đạo, tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng, phát triển HTX.
Hợp tác xã phải là mô hình kinh tế của nông dân; là điểm tựa, là điểm hội tụ để từ đó tạo lập nên sức mạnh cộng hưởng từ hàng chục nghìn hộ nông dân, làm nên niềm tin và là niềm tự hào của họ.
Trong thời gian gần đây, cùng với cà phê, cao su, dược liệu, cây mắc ca đã và đang được người dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy xác định là một trong những cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.
Tu Mơ Rông là huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước ưu tiên đầu tư nhiều về các lĩnh vực, nhưng hiện nay vẫn còn một số bất cập cần được tháo gỡ trong thời gian tới.
Hiện nay, Sư đoàn 10 đang tích cực phối hợp với chính quyền huyện Đăk Tô, xã Kon Đào giải quyết việc chồng lấn diện tích đất giữa người dân xã Kon Đào đang canh tác với diện tích đất được tỉnh giao cho Sư đoàn 10 quản lý.
Vì nhiều lý do, việc giải ngân nguồn vốn các chương trình MTQG trong thời gian qua vẫn gặp những khó khăn, dẫn đến tỷ lệ giải ngân đạt thấp. Đây chính những “rào cản” cần được “tháo gỡ” để góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển.
Những gì thấy được từ phiên chợ nông nghiệp sạch ở huyện Đăk Hà khiến tôi tin rằng, nông nghiệp sạch phụ thuộc tư duy, hành động của con người, bên cạnh yếu tố tự nhiên.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.