Trước những tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, cùng những yêu cầu khắt khe của thị trường đang đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Sáng 10/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao giữa Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ngành, địa phương của tỉnh Kon Tum.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Đăk Tô, nông dân đang rất phấn khởi khi bước vào thời điểm thu hoạch lúa vụ mùa và các loại nông sản khác. Bởi vì, chính triển khai hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất đã tạo nên “mùa vàng bội thu” ở tất cả các loại cây trồng, sản lượng và chất lượng không ngừng được nâng lên, đem đến gia tăng thu nhập cho nông dân.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 8/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 09/11/2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Sáng 9/11, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá Bộ chỉ số đánh giá chất lượng năng lực điều hành các sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh (chỉ số DDCI) năm 2022 và định hướng, đề xuất giải pháp nâng cao chỉ số DDCI trong thời gian tới.
Sáng 9/11, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Kon Tum (Agribank Kon Tum) phối hợp với Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Kon Tum tổ chức Lễ quay số Chương trình tiết kiệm dự thưởng “Rinh lộc thịnh vượng cùng Agribank Kon Tum”.
Những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thực hiện chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Nhờ đó, diện tích và sản lượng cây ăn quả trên địa bàn tăng mạnh. Tuy nhiên, việc sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm nên vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và đầu tư hạ tầng phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần thay đổi mạnh mẽ bộ mặt đô thị, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Phát huy tiềm năng đất đai và nhu cầu của thị trường, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều giải pháp mở rộng diện tích, từng bước xây dựng các vùng chuyên canh cây ăn trái theo hướng hàng hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến.
Tại buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban cán sự đảng UBND tỉnh về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 đã chỉ rõ thu ngân sách là 1 trong 5 chỉ tiêu dự kiến đến cuối năm khó đạt. Với quyết tâm phấn đấu thu ngân sách đạt mức cao nhất, trong các tháng còn lại của năm 2023, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào khâu quảng bá, phân phối và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Đây là hướng đi phù hợp, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện, lựa chọn hàng hóa của tỉnh.
Trước thông tin nhiều người dân thu hái cà phê chưa đảm bảo tỷ lệ quả chín bán cho thương lái ngoài địa bàn, UBND huyện Đăk Hà đã chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh. Qua đó, vận động các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm quy định về thu hái, chế biến cà phê, góp phần xây dựng thương hiệu Cà phê Đăk Hà vươn tầm quốc tế.
Nhằm chủ động nguồn nước, đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do hạn hán gây ra, ngành Nông nghiệp và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp phòng tránh, ứng phó với hạn hán từ sớm, từ xa.
Ngày 4/11, Công ty TNHH thảo dược Tây Nguyên (DATO) tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất gia vị và dược liệu tại Cụm công nghiệp và dịch vụ 24/4, thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô).
Những năm gần đây, “bức tranh kinh tế tập thể” nói chung, hợp tác xã nông nghiệp (HTX) nói riêng có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, mặt bằng chung, hoạt động của các HTX trong lĩnh vực này vẫn còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Thời gian qua, huyện Đăk Glei ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đầu tư, phát triển các loại cây dược liệu, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống người dân địa phương.
Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, tiềm năng, thế mạnh; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư đến địa bàn. Đó là những việc làm mà chính quyền huyện Đăk Tô đang triển khai nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, qua đó, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Những ngày qua, trước thông tin phản ánh về tình trạng mùi hôi thối phát ra trong quá trình sản xuất của Nhà máy chế biến mủ cao su Công ty TNHH Cao su Đại Lợi Kon Tum (ở xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi) và nhà máy mủ cao su của Công ty Cổ phần Vạn Lợi Kon Tum (ở xã Kroong, thành phố Kon Tum) gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, các cơ quan chức năng kịp thời vào cuộc kiểm tra.
UBND tỉnh đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thủy điện Đak Robaye (có địa chỉ tại thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông) với tổng số tiền 147,5 triệu đồng do có nhiều vi phạm trong quá trình thực hiện dự án thủy điện Đak Robaye.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.