Ngày 19/1, Chi cục Thú y Vùng V (Cục Thú y) phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thực hiện lấy mẫu giám sát dịch bệnh nhà yến tại Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum và 10 nhà yến của các hộ nuôi yến trên địa bàn thành phố Kon Tum.
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU (ngày 16/5/2022) của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thời gian vừa qua, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thời điểm này, những vườn trồng cam trên địa bàn thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) và vùng lân cận bắt đầu vào mùa thu hoạch. Và đây là lúc du khách khắp nơi đổ về những vườn trồng cam tại Măng Đen để tham quan, trải nghiệm tự tay hái những trái cam chín mọng, thơm ngon.
Xác định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là động lực chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh, hiện nay, các cấp, ngành của tỉnh tập trung cơ cấu lại các ngành công nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sáng 12/1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ và bàn bạc việc in, cấp và dán tem chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm củ đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”.
Chỉ cho tôi thấy những quả bí ẩn mình dưới lớp lá, anh Trần Đình Sỹ (thôn Trung Nghĩa Tây, xã Kroong, thành phố Kon Tum) cho hay đây là giống bí đỏ Nhật trồng để xuất khẩu.
Những năm qua, UBND huyện Đăk Glei quan tâm chỉ đạo Phòng NN&PTNT và chính quyền các địa phương trên địa bàn lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án để tập trung phát triển chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là hộ đồng bào DTTS.
Năm 2023 đã khép lại. Mặc dù còn nhiều khó khăn thách thức nhưng với sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, Tu Mơ Rông đã thu được những thành quả tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đời sống của đồng bào các dân tộc được đổi thay.
Với mục tiêu phát triển phải mang tính bền vững, trong suốt hành trình dựng xây và phát triển, tỉnh ta luôn chú trọng tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, ngay trong lần đầu tiên VCCI công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Kon Tum đã đạt 15,09 điểm, xếp thứ nhất khu vực Tây Nguyên và xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh ta chú trọng phát triển các ngành nghề nông thôn. Qua đó, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với việc đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, huyện Tu Mơ Rông đặc biệt quan tâm đến đầu tư hạ tầng giao thông để vừa tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển vừa góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội trên địa bàn phát triển và nâng cao đời sống người dân.
Ngày 7/1, tại xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, Thành đoàn Kon Tum tổ chức chương trình Phiên chợ 0 đồng nhằm giúp đỡ, hỗ trợ cho bà con nhân dân và các em học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Từ nhiều năm nay, việc đi lại và vận chuyển nông sản của người dân tại các xã Đăk Nông, Đăk Dục, Đăk Ang (huyện Ngọc Hồi) gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do địa hình chia cắt bởi sông Pô Kô và hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Vì vậy, người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây dựng đường liên xã để kết nối, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Những năm gần đây, huyện Đăk Tô rất quan tâm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đáng chú ý, hầu hết sản phẩm của địa phương được công nhận OCOP đã khẳng định được chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Bằng sự nỗ lực của các cấp chính quyền, đơn vị, doanh nghiệp và người dân, diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã phát triển vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao giá trị, thương hiệu cho trái cây của địa phương.
Xác định thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, thời gian qua, huyện Đăk Tô đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các nội dung cho cả giai đoạn và theo từng năm. Với sự hỗ trợ kịp thời, thiết thực từ các dự án, mô hình đã tạo động lực thúc đẩy nhiều hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo.
Phát triển công nghiệp nông thôn vừa có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp, vừa tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Trong 10 năm qua, từ sự hỗ trợ của các chương trình khuyến công đã giúp nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần đưa công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.
Triển khai hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền; tăng cường quản lý hóa đơn, phòng chống hoạt động buôn bán hóa đơn trên không gian mạng tại địa bàn tỉnh là yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 39/UBND-KTTH ngày 4/1.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng năm 2023, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực. Đây là động lực để tỉnh ta tiếp tục duy trì “phong độ” xuất khẩu, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2024.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.