Nằm sát dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, người Xơ Đăng ở làng Lộc Bông, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông hiểu rất rõ giá trị của “Quốc bảo”- sâm Ngọc Linh. Chọn phát triển sâm Ngọc Linh là hướng đi vừa góp phần giảm nghèo, vươn lên làm giàu, vừa gìn giữ được nguồn gene quý, 100% hộ gia đình ở làng Lộc Bông đã động viên, hỗ trợ nhau cùng mở rộng diện tích, hộ trồng ít cũng vài chục gốc, còn trồng nhiều sở hữu đến cả hàng nghìn gốc.
Với những lợi thế trong phát triển nông nghiệp nên phần lớn các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua quá trình hoạt động, các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đã phát huy hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành viên và người nông dân, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2024, tỉnh ta đặt mục tiêu phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 4.600 tỷ đồng trở lên. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức; UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thu ngay từ đầu năm.
Thời gian qua, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường do hoạt động sản xuất gây ra. Qua đó, góp phần khắc phục hậu quả các sự cố về môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội.
Với sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, những năm qua, người dân huyện Tu Mơ Rông đã phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên về khí hậu, địa hình để phát triển cà phê catimo xứ lạnh. Hiệu quả mang lại đã đưa cây cà phê này trở thành một trong những cây trồng chủ lực và được định hướng phát triển vùng nguyên liệu theo hướng bền vững, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Ngay những ngày đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành một Chỉ thị riêng về việc củng cố, kiện toàn, phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTX) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của loại hình này trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu đưa tỉnh trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước.Đây cũng là bước cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát triển Tây Nguyên tại Kon Tum.
Từ một vùng đất hoang đầy sỏi đá, khô cằn, hàng chục năm qua, ông Trần Văn Đại đã bỏ ra nhiều công sức, tiền của để cải tạo khu đồi cằn cỗi 10ha thành vườn cây sầu riêng tươi tốt, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng và trở thành một trong những nông dân điển hình làm ăn kinh tế trên địa bàn.
Đến hết năm 2023, tất cả các xã trên địa bàn thành phố Kon Tum đều được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, hiện nay thành phố Kon Tum vẫn chưa đủ điều kiện để được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Với những thay đổi trong bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021- 2025 theo hướng yêu cầu cao hơn trước đây đã khiến thành phố Kon Tum gặp nhiều khó khăn, trở ngại trên hành trình “về đích” NTM.
Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân tăng cao, vì thế các đối tượng làm ăn bất chính thường lợi dụng điều này để sản xuất, vận chuyển và đưa vào thị trường tiêu thụ các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi vậy, công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mùa Tết là nhiệm vụ rất quan trọng, được lực lượng chức năng tập trung thực hiện nhằm góp phần lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người dân.
Sở Giao thông vận tải cùng các đơn vị chức năng và các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn đã họp bàn và thống nhất mức phụ thu giá cước (chiều rỗng) từ 40-60% so với giá cước hiện hành, tùy theo từng thời điểm.
Tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 19/1, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn yêu cầu các cấp, các ngành tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCC) năm 2024.
Những con đường đất năm nào giờ đã được trải bê tông phẳng lỳ, những ngôi nhà tạm năm xưa đang dần được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố... Có được những đổi thay đó là nhờ sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền huyện biên giới Ia H’Drai trong việc triển khai kịp thời các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Những năm qua, cán bộ kiểm lâm địa bàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và người dân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Nhờ đó, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm theo từng năm, diện tích rừng cũng dần tăng lên.
Sáng 19/1, Liên minh HTX tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8, khóa V, nhiệm kỳ 2020-2025. Đến dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các ủy viên Ban Chấp hành Liên minh HTX tỉnh.
Thời gian qua, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tích cực khuyến khích người dân, thu hút doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện mục tiêu này trên thực tế vẫn còn không ít khó khăn.
Năm 2023, với sự nỗ lực không ngừng, huyện Đăk Tô đã thu được nhiều kết quả tích cực. Đây là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện tiếp tục quyết tâm, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu của năm 2024.
Dịp này, đang vào cao điểm của mùa đót. Hàng nghìn người dân rủ nhau lên núi thu đót về bán. Năm nay, giá đót cao hơn mọi năm nên người dân rất phấn khởi bởi sẽ có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống và đón Tết cổ truyền đầm ấm hơn.
Thời gian qua, thành phố Kon Tum đã tăng cường kết nối, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương, mở rộng thị trường, tạo động lực để phát triển sản xuất và đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.