Chiều 27/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024. Đồng chí Lê Ngọc Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Với mô hình nuôi ong lấy mật, mỗi năm, anh Đỗ Văn Hào (32 tuổi, ở thôn 1, xã Đăk La, huyện Đăk Hà) thu nhập hàng trăm triệu đồng, trở thành điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Từ năm 2019 đến nay, một số bà con nông dân tại thành phố Kon Tum triển khai “Mô hình trồng mía hố” trên vùng đất đồi dốc để thay thế phương pháp trồng mía truyền thống. Qua thực tế triển khai, mô hình này giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng mía.
Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, huyện Đăk Glei có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng và du lịch. Trên cơ sở đó, huyện Đăk Glei đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào đầu tư trên địa bàn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
Những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm đầu tư, kêu gọi xã hội hóa để phát triển hạ tầng thương mại vùng nông thôn, đảm bảo khả năng cung ứng, tiêu thụ hàng hóa cho người dân, góp phần đưa kinh tế- xã hội của các địa phương phát triển.
Thời gian qua, cấp ủy đảng và chính quyền các cấp huyện Kon Plông có nhiều nỗ lực trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình xây dựng NTM), đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, do một số điều kiện tự nhiên và xã hội còn hạn chế, nên việc thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM gặp nhiều khó khăn.
Hằng năm, vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, người trồng hoa trên địa bàn huyện Đăk Hà lại tất bật với việc xuống giống, chăm sóc hoa vụ Tết. Dù bận rộn, mệt nhọc nhưng cũng gửi gắm vào đó nhiều kỳ vọng, mong ước về một vụ hoa được mùa, được giá.
Chiều 22/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Hội năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Sâm - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đang có sự bất hợp lý trong việc áp giá nước đối với các đối tượng sử dụng nước sạch vào mục đích khác. Điều này làm không ít khách hàng của Công ty Cổ phần Cấp nước Kon Tum (KOWACO) cho rằng không phù hợp và gây thiệt hại về kinh tế.
Với thế mạnh về nông nghiệp, dược liệu, rừng, người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đã và đang tận dụng những lợi thế đó để phát triển các sản phẩm mang tính đặc trưng có nguồn gốc từ núi rừng Ngọc Linh, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân.
Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp, các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và chất lượng, diện tích rừng cho địa phương.
Những năm qua, việc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên toàn tỉnh đã tạo ra những chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực, trong đó nổi bật là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địa phương.
Bình ổn thị trường cuối năm được xem như một giải pháp hữu hiệu đảm bảo thị trường hàng hóa vận hành ổn định, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có sự chủ động, linh hoạt và tuân thủ nguyên tắc.
Đã thành thông lệ, vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu thường tăng cao. Do đó, để bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, Sở Công thương phối hợp với các doanh nghiệp triển khai các giải pháp bình ổn thị trường dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh.
Mấy năm gần đây, “giải cứu” nông sản đã trở nên quen thuộc. Có rất nhiều loại nông sản đều cần được giải cứu mỗi khi vào vụ thu hoạch. Dù rất sẵn lòng mua thêm vài ba ký cam, khoai lang hay dăm quả bí, tôi vẫn tự hỏi rằng, đến bao giờ nông sản mới hết phải “giải cứu”?
Chương trình Bình ổn thị trường hàng hóa dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang được khởi động với sự đăng ký tham gia của 2 đơn vị là Siêu thị Win Mart, Siêu thị Co.op Mart.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, toàn tỉnh có 42 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 4 xã NTM nâng cao và 1 xã NTM kiểu mẫu; dự kiến đến cuối năm 2023 toàn tỉnh sẽ có thêm 6 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 48 xã. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân là 15,51 tiêu chí/xã.
Anh Trần Văn Hưng (39 tuổi, ở thôn Ngọc Yên Phúc, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) đã mạnh dạn đưa giống nhãn lồng Hưng Yên về trồng thử và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước thông qua những chủ trương, chính sách cụ thể, Hợp tác xã (HTX) nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng, đã phát huy tốt vai trò “bà đỡ” của mình. Tuy nhiên, để HTX phát triển bền vững trong giai đoạn mới, vẫn cần sự tiếp sức mạnh mẽ.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.