Những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Sa Thầy đã ứng dụng mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn nhằm tận dụng tối đa các phế phẩm, giảm chi phí đầu vào, tăng cao giá trị sản xuất, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
Những năm qua, lĩnh vực công nghiệp năng lượng của tỉnh có bước phát triển, phát huy vai trò là ngành công nghiệp thế mạnh, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế -xã hội.
Thời tiết tại thành phố Kon Tum đang trong giai đoạn cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Các địa phương có rừng trên địa bàn thành phố đang triển khai nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Đặc biệt là chủ động tạo đường ranh cản lửa, chủ động PCCCR theo khu vực.
Hiện nay, bán lẻ đa kênh (kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp) sẽ là xu thế nổi bật của thị trường bán lẻ. Qua đó, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tiếp cận nhiều khách hàng, gia tăng lợi nhuận.
UBND tỉnh vừa có Văn bản số 922/UBND-HTKT ngày 20/3 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, quản lý vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, chi phí quản lý dự án.
Thời gian qua, tỉnh ta và các cấp chính quyền luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội tỉnh ta ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng còn gặp không ít khó khăn cần được tháo gỡ.
Chiều 20/3, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Vietcombank Kon Tum) và Công ty Điện lực Kon Tum ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện lưới điện trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024.
Những năm qua, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân, trở thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm OCOP bền vững trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập.
Ngay năm đầu tiên xếp hạng bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII), Kon Tum đã đứng thứ nhì khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 39/63 tỉnh thành. Thứ hạng trên cho thấy nỗ lực đáng ghi nhận của tỉnh trong đổi mới sáng tạo, nhưng cũng chỉ ra những điểm yếu cần khắc phục.
Năm 2024, công suất cực đại trên địa bàn tỉnh Kon Tum dự báo tăng khoảng 7% (khoảng 116 MW). Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) đã xây dựng phương thức vận hành, các kịch bản cấp điện và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho mùa khô và cả năm 2024.
Ngày 18/3, ông Nguyễn Thanh Mân- Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum cho biết, dự án Bến xe mới phía Bắc thành phố Kon Tum vừa được UBND tỉnh bổ sung vào Danh mục dự án thu hút đầu tư vào tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 116/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Nhiều năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn quả được người dân huyện Ngọc Hồi lựa chọn.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh của doanh nghiệp, cá nhân, tạo động lực quan trọng cho kinh tế phát triển ổn định.
Chiều 14/3, UBND huyện Ngọc Hồi và huyện Phu Vông (tỉnh Attapư, Lào) tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới và sản phẩm nông nghiệp hàng hóa (sản phẩm OCOP) tại huyện Ngọc Hồi.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với bảo vệ nguồn tài nguyên, trong giai đoạn 2022-2030, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với các địa phương trên địa bàn tập trung triển khai nhiều giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
Chiều 13/3, Ban Chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tỉnh (Ban Chỉ đạo) tổ chức họp chuyên đề đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng từ đầu năm 2024 đến nay, đồng thời triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Hữu Tháp- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo dự và chỉ đạo cuộc họp.
Chiều 13/3, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Đình Thanh làm Trưởng đoàn tiếp tục khảo sát "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Kon Tum quản lý hoặc góp vốn giai đoạn 2016-2023" tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum.
Sáng 13/3, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Phạm Đình Thanh - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn tiến hành khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Kon Tum quản lý hoặc góp vốn giai đoạn 2016-2023, tại Công ty Cổ phần Cấp nước Kon Tum.
Trong 3 ngày (từ 8-10/3),“Phiên chợ ngày mùa” được huyện Đăk Hà tổ chức tại Rừng đặc dụng Đăk Uy đã thu hút hàng nghìn lượt người dân trong tỉnh đến tham quan, mua sắm. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chương trình “Đăk Hà ngày mùa”, và là một trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện (24/3/1994 - 24/3/2024).
Từ khi tỉnh ta đẩy mạnh thực hiện chủ trương phát triển kinh tế tập thể, nhiều mô hình sản xuất hợp tác, liên kết sản xuất trong vùng đồng bào DTTS được thành lập. Qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ người dân trong sản xuất, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, giúp người dân nâng cao thu nhập kinh tế, đời sống ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.