Những công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS huyện Đăk Tô có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống.
Mấy ngày qua, chúng tôi liên tục nhận được phản ánh của người dân ở những vùng trồng nguyên liệu mía trên địa bàn thành phố Kon Tum về việc chậm thu mua mía. Điều này khiến người dân không khỏi lo lắng bởi nguy cơ cháy luôn rình rập.
Trong 3 tháng đầu năm, ngành du lịch tiếp đà phục hồi và phát triển, là một trong những điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch giữ được đà tăng tốc, tạo sinh kế bền vững cho người dân vẫn còn nhiều điều phải trăn trở.
“Hiện Vườn quốc gia Chư Mom Ray đang ở cấp dự báo nguy hiểm, có thể xảy ra cháy bất cứ lúc nào. Ngoài các trạng thái rừng đồi cỏ, lồ ô, tre nứa xen giữa rừng già, diện tích rừng trồng là khu vực quan trọng cần bảo vệ trong mùa khô”- ông Đào Xuân Thủy, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Mom Ray cho hay.
Chất lượng nông, lâm, thủy sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì có tác động rất lớn đến sức khỏe người dân. Vì vậy, công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản được ngành Nông nghiệp xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng nông sản và phát triển bền vững.
Bước vào mùa khô, lực lượng kiểm lâm địa bàn thành phố Kon Tum đã chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Nhờ nhận khoán bảo vệ rừng mà người dân ở các cộng đồng nhận khoán tại huyện Kon Rẫy đã có thêm nguồn thu nhập, cải thiện đời sống. Từ đó, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng cũng được nâng cao.
Không chỉ thúc đẩy phát triển những loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở từng địa phương, huyện Đăk Tô còn tập trung chú trọng phát triển các loại cây trồng thành từng vùng chuyên canh, xây dựng thành từng vùng trồng quy hoạch để thuận lợi trong chăm sóc, thu hoạch, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao thu nhập cho người dân.
Những năm qua, tỉnh ta quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp, quản lý và khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi. Qua đó, bảo đảm nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Trải qua gần 33 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) đã không ngừng lớn mạnh, trở thành cánh chim đầu đàn dẫn vốn về khu vực nông thôn, góp phần đưa Nghị quyết về “tam nông” của Đảng đi vào cuộc sống, tạo đà cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Ngày 28/3, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao “Quy trình bảo quản tươi củ Sâm Ngọc Linh” cho đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện; UBND các xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã; hộ sản xuất sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông.
Hiện nay, các công trình, dự án đang triển khai thi công có nhu cầu về đất làm vật liệu san lấp mặt bằng rất lớn, tuy nhiên, các điểm mỏ quy hoạch khoáng sản tại một số địa phương để làm vật liệu san lấp chưa có kế hoạch đấu giá quyền khai thác theo quy định. Từ đó, gây khó khăn trong công tác quản lý về khai thác, sử dụng đất san lấp phục vụ nhu cầu đầu tư xây dựng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.
Thời gian qua, nhờ các ngành chức năng và chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực người dân trên địa bàn tỉnh trong trồng trọt và chăn nuôi nên các dịch bệnh phát sinh trên các loại cây trồng, đàn vật nuôi đều được phát hiện và xử lý kịp thời. Qua đó, góp phần đảm bảo ổn định sản xuất, giảm thiểu những thiệt hại cho người dân.
Chiều 27/3, UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức tiếp nhận 100.000 cây thông giống 2 năm tuổi từ Khoa thanh nhạc (Học viện Âm nhạc Việt Nam) trao tặng. Số cây thông này sẽ được huyện cấp phát cho 200 hộ nghèo của 4 xã Măng Ri, Tê Xăng, Đăk Hà, Tu Mơ Rông để trồng rừng. Trước mắt, nhà vườn sẽ thay dân chăm sóc số thông này, đến mùa mưa, sẽ bàn giao để dân triển khai trồng.
Ngày 27/3, ông Tiêu Viết Trinh- Chủ tịch UBND xã Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông) cho biết, Công ty TNHH Quản lý sửa chữa và xây dựng giao thông Đăk Bình đã tiến hành đền bù 95 triệu đồng cho 2 hộ dân có rừng bị cháy.
Tập trung chỉ đạo nhà thầu huy động tổng lực máy móc, công nhân, tận dụng thời tiết nắng ráo, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại của Dự án Tôn tạo, phục dựng, sửa chữa, xây dựng Di tích lịch sử cách mạng Căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum tại xã Măng Ri, quyết tâm hoàn thành trước tiến độ vào dịp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4).
Sau gần 2 năm thử nghiệm, mô hình nuôi cá hô trong lồng bè trên hồ Sê San 4 do Sở KH&CN phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ triển khai tại làng chài thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai đã đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi, mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản nơi đây.
Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1756/QĐ-TTg ngày 31/12/2023, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) đã và đang tập trung vào phương án phát triển mạng lưới giao thông để hiện thực hóa Quy hoạch đối với lĩnh vực của ngành, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng phát triển.
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đều phải xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán và tổng hợp dữ liệu gửi về cho cơ quan thuế trong ngày.
Nghị quyết 04 - NQ/HU ngày 11/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đăk Hà khóa VI về lãnh đạo phát triển thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn tầm quốc tế giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 04) được xem là đòn bẩy xây dựng thương hiệu “Cà phê Đăk Hà”. Đúng - trúng - thực tế, Nghị quyết được người dân hưởng ứng và tích cực triển khai. Tuy nhiên, trong hành trình đưa cà phê Đăk Hà vươn ra biển lớn vẫn còn nhiều rào cản.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.