Hiện nay, tỉnh ta đang bước vào cao điểm của mùa khô với thời tiết nắng nóng kéo dài, dự báo cháy rừng ở nhiều địa phương trong tỉnh đang ở cấp V- cấp cực kỳ nguy hiểm. Trước diễn biến thời tiết như vậy, lực lượng kiểm lâm tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Những ngày gần đây, hàng trăm héc ta cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà bị cháy lá, khô cành, héo quả non. Bên cạnh nỗi lo sụt giảm năng suất, sản lượng, người trồng cà phê Đăk Hà còn lo lắng vườn cây sẽ bị ảnh hưởng lâu dài do tác động của biến đổi khí hậu tiêu cực như hiện nay.
Hợp tác xã (HTX) đã và đang có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn, nhất là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Vì vậy, để HTX phát triển bền vững, ngoài sự nỗ lực của các HTX thì ngành chức năng và chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho các HTX phát triển, giúp mở rộng sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Những năm qua, thành phố Kon Tum đã tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng Cụm công nghiệp gắn với mở rộng không gian đô thị theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ, nhờ đó, bộ mặt đô thị có nhiều nét khởi sắc, xứng đáng là đô thị trung tâm của tỉnh.
Trước thực trạng hàng trăm cán bộ bảo vệ rừng xin nghỉ việc bởi lý do lương thấp, không đảm bảo cuộc sống, công việc thì vất vả, để giữ chân và để cán bộ bảo vệ rừng an tâm công tác, gắn bó với rừng cần có những chính sách phù hợp, ưu đãi cho người bảo vệ rừng.
Lương thấp, áp lực, nguy hiểm và trách nhiệm cao… đang là những nguyên nhân khiến nhiều lao động trẻ tham gia quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh ta bỏ việc. Tình trạng này đã ảnh hưởng lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Để giữ chân người giữ rừng, cần có những chính sách phù hợp để họ yên tâm gắn bó với rừng.
Thời gian qua, giá cả nhiều mặt hàng nông sản tăng cao, góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, mang lại niềm vui cho người sản xuất. Nhưng chính điều này cũng đặt ra không ít nỗi lo về việc mở rộng diện tích sản xuất một số loại cây trồng một cách tự phát, thiếu bền vững và xảy ra hiện tượng tranh mua- tranh bán, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, đời sống của người dân.
Đến hẹn lại lên, 4 năm một lần cây ươi ra trái thì người dân ở nhiều nơi đổ xô vào rừng hái ươi. Để hái được nhiều ươi, nhiều người không ngần ngại chặt hạ cây không thương tiếc.
Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân trồng và kinh doanh cây ăn quả trên địa bàn huyện Đăk Hà chú trọng thực hiện việc xây dựng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói. Việc làm này góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường nước ngoài; đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất an toàn, chất lượng và bền vững.
Hiện nay, đang là thời kỳ cao điểm của mùa khô và đây cũng là thời kỳ người dân trên địa bàn huyện tiến hành các hoạt động đốt dọn rẫy, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng. Vì vậy, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Đăk Tô đang phải căng mình đang triển khai các giải pháp phòng chống, không để xảy ra cháy và gây thiệt hại đến rừng.
Với mục tiêu và định hướng đúng, huyện Kon Plông đang triển khai thực hiện Đề án phát triển cây cà phê xứ lạnh bền vững năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, huyện phấn đấu đến năm 2030 phát triển 2.000,22ha cà phê xứ lạnh, xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cà phê theo tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ, góp phần tạo việc làm và nâng cao đời sống người dân.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông là mục tiêu lớn, cũng là một trong những nền tảng để quản lý, phát huy hiệu quả tài nguyên đất đai phục vụ phát triển bền vững.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác an toàn trong quá trình sửa chữa nóng lưới điện (sửa chữa trên đường dây đang mang điện), bên cạnh việc trang bị bảo hộ lao động và trang cụ an toàn đảm bảo chất lượng, Công ty Điện lực Kon Tum đang triển khai giám sát toàn bộ quá trình làm việc bằng hệ thống camera.
Trong những năm qua, Huyện ủy Kon Rẫy tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị ở địa phương triển khai đồng bộ công tác giảm nghèo và đạt được những kết quả khích lệ. Tuy nhiên, do công tác giảm nghèo còn những vướng mắc từ cơ chế, cần tháo gỡ để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian đến.
Với tốc độ tăng trưởng đạt 6,45%, đứng thứ 19 cả nước và cao nhất trong khu vực Tây Nguyên, rõ ràng là kinh tế của tỉnh trong quý I/2024 đã đạt được kết quả tích cực.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà trong đó sự ra đời của công nghệ 4.0 đã tác động sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội. Nước ta nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng cũng không thể đứng ngoài cuộc cách mạng này. Nếu chúng ta nắm bắt và ứng dụng thành công các giải pháp công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, đây là cơ hội lớn để tạo ra bước bứt phá phát triển nhảy vọt về kinh tế - xã hội.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.