Từ nguồn vốn được giao, UBND huyện Đăk Tô đã phân bổ, bố trí nguồn vốn tập trung đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tình trạng buôn bán hàng hóa kém chất lượng, gian lận thương mại ở vùng nông thôn ngày càng diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng vùng nông thôn.
Sáng 31/7, tại huyện Đăk Tô, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tổ chức Lễ bàn giao trang thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 8 hợp tác xã tại một số tỉnh trong khu vực Tây Nguyên (gồm tỉnh Kon Tum, tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông).
Tỉnh ta đang vào mùa mưa lũ. Trước những diễn biến ngày càng thất thường của thời tiết, việc đề cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai nguy hiểm như sạt lở đất, lũ quét là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Trong 2 ngày (27-28/7), Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Đấu thầu thuộc Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo phổ biến chính sách pháp luật lần thứ nhất năm 2024 về Luật Đấu thầu và các quy định có liên quan đối với cán bộ, công chức, viên chức chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Số liệu kinh tế 6 tháng đầu năm có nhiều điểm sáng, nổi bật nhất là tăng trưởng GRDP đứng đầu khu vực Tây Nguyên, với 6,47%, tuy nhiên, thu hút đầu tư lại cho thấy những vướng mắc cần tháo gỡ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông có mưa vừa, có nơi mưa to và gió giật mạnh đã gây thiệt hại một số công trình hạ tầng, cây trồng, nhà cửa của người dân.
Năm 2024, toàn tỉnh đặt mục tiêu trồng 3.000ha rừng và 598.800 cây phân tán. Để hoàn thành mục tiêu trên, các huyện, thành phố, đơn vị chủ rừng, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ theo chỉ tiêu được giao.
Với cách làm sáng tạo trong việc tổ chức triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, thời gian qua, tín dụng chính sách xã hội đã và đang góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Có một thực tế đáng chú ý là, một số chủ thể OCOP đang xem việc tham gia chương trình này là cuộc thử nghiệm, tham gia cho vui, được thì tốt, không được cũng chẳng sao.
5 năm qua (2019-2024), UBND huyện Đăk Tô triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình MTQG hỗ trợ vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng ở huyện.
Thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và gây ra hậu quả nặng nề cho chúng ta. Để giảm bớt thiệt hại về người và của, ngoài việc chủ động ứng phó và phòng chống thì mỗi chúng ta cần cẩn trọng khi đi qua những tuyến đường, những điểm có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét nhằm bảo đảm an toàn.
Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh.
Rời quê hương Nghệ An vào lập nghiệp ở thôn 7, thị trấn Plei Kần (huyện Ngọc Hồi) từ năm 2015, chị Vi Thị Phong (39 tuổi, dân tộc Thái) quanh năm chăm lo làm kinh tế để ổn định cuộc sống gia đình. Sau gần 10 năm nỗ lực làm ăn, kiên trì học hỏi, áp dụng kiến thức vào sản xuất hiệu quả, gia đình chị Phong trở thành hộ làm kinh tế giỏi tiêu biểu tại địa phương.
Chiều 18/7, tại xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, Công ty Cổ phần Thiên Thành Tài (Công ty) tổ chức Lễ khánh thành “Dự án trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm công nghệ cao và trồng cây tổng hợp”.
Một vấn đề đang được quan tâm hiện nay là làm thế nào để xử lý tài sản công dôi dư sau khi điều chuyển vị trí làm việc của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để tránh tình trạng lãng phí.
Nghị quyết 36/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh khóa XII về Chương trình phát triển đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đánh giá là “bản vẽ chi tiết” phục vụ tương lai phát triển bền vững cho mạng lưới đô thị.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV là thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước (NSNN) tại địa bàn tăng bình quân 8,2%/năm và đạt trên 5.000 tỷ đồng vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Tài chính của tỉnh cần triển khai những giải pháp quyết liệt, hiệu quả trong thời gian tới.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.