Ngày 14/8, UBND tỉnh có văn bản số 2882/UBND-KTTH yêu cầu các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố quán triệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã đầu tư xây dựng 312 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (CTCNSHTT). Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, hiện có 77 công trình hoạt động bền vững (24,68%), 103 công trình tương đối bền vững (33,01%), 104 công trình kém hiệu quả (33,33%), 28 công trình dừng hoạt động (8,97%).
Chiều 12/8, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) tổ chức Lễ gặp mặt và tuyên dương các cá nhân, tập thể tham gia hỗ trợ xây dựng đường dây 500kV mạch 3 từ huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên).
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 hợp tác xã (HTX) điểm (HTX Ngọc Linh H80, HTX Du lịch-Nông nghiệp Đăk Rơ Wa, HTX dịch vụ nông nghiệp Đăk Kan). Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự nỗ lực của các thành viên, bước đầu các HTX điểm đã đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn cần được quan tâm tháo gỡ.
Thấm thoát đã 33 năm thành lập lại tỉnh. Trong 33 năm ấy, kinh tế- xã hội tỉnh ta đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Đóng góp vào đổi thay ấy có sự góp sức tích cực của ngành giao thông. Giao thông đã đi trước, mở đường tạo đà cho thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Xác định phát triển doanh nghiệp là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy kinh tế- xã hội, thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh triển khai nhiều giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thành lập, phát triển.
Nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật về lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, lực lượng Kiểm lâm tỉnh đã và đang phối hợp với các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến độ điều tra, xác minh, làm rõ các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Ngày 8/8, UBND tỉnh có văn bản số 2818/UBND-NNTN yêu cầu các sở, ban ngành, các đơn vị thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các chủ đập thủy lợi, thủy điện triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với tinh thần chủ động, kịp thời, quyết liệt nhất.
Vừa qua, Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” (gọi tắt là Dự án) đã hỗ trợ kinh phí để các hợp tác xã (HTX) ở vùng sâu vùng xa của tỉnh mua sắm các trang thiết vị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời, nhằm góp phần để các HTX phát huy tối đa năng lực sản xuất, kinh doanh.
Từ năm 2021 đến nay, hoạt động của thủy điện Plei Kần (do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư) đã gây thiệt hại đến đất sản xuất và hoa màu của các hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hồi. Người dân nhiều lần kiến nghị hỗ trợ bồi thường thiệt hại nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Đến nay, qua 2 năm (2022-2024) triển khai thực hiện “Đề án phát triển bền vững Mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt Đề án), huyện Đăk Tô trồng mới khoảng 1.200ha mắc ca, với tỷ lệ cây sống trung bình đạt trên 95%.
Với sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp, các ngành, các chủ thể không ngừng nỗ lực hoàn thiện, nâng cao chất lượng hướng tới xây dựng các tiêu chí để đưa sản phẩm OCOP trong tỉnh đi “xuất ngoại”.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công luôn được quan tâm trong những năm gần đây. Phần vì vai trò đặc biệt quan trọng của đầu tư công- vừa là nguồn lực, vừa là động lực dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; phần vì giải ngân vốn đầu tư công luôn không đạt kế hoạch.
Chiều 5/8, đồng chí Nguyễn Hữu Tháp - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh và UBND huyện Sa Thầy tiên hành kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
Mặc dù chính quyền huyện Kon Plông đã quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm về đất đai, xây dựng nhưng thời gian qua tình trạng vi phạm vẫn tái diễn.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy lồng ghép hiệu quả nguồn lực từ các chương trình MTQG để hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vững, nâng cao ý thức, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người nghèo trên địa bàn.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, với sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh cùng sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời của các sở, ban, ngành, đơn vị và chính quyền các huyện, thành phố, việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) luôn được đảm bảo.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Sa Thầy ngày càng được nâng cao. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, tích cực thi đua sản xuất, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững.
Năm 2024, toàn tỉnh có 7 xã phấn đấu hoàn thành 19/19 tiêu chí của xã nông thôn mới. Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ từ các đơn vị, sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các xã đang nỗ lực triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, quyết tâm về đích nông thôn mới như kế hoạch đã đề ra.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.