Bãi xử lý rác hiện nay của huyện Đăk Glei đang sử dụng nằm tại khu vực giáp ranh giữa xã Đăk Man và xã Đăk Pék. Bãi rác này được xây dựng đã lâu, hiện đã quá tải, gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh. Vì vậy, người dân mong muốn bãi xử lý rác thải mới nhanh chóng hoàn thành để không còn chịu cảnh ô nhiễm.
Bảo đảm an toàn cho các hồ, đập là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng, chống thiên tai. Trước tình hình thời tiết trên địa bàn ngày càng diễn biến phức tạp, mưa bão khó lường, ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động triển khai phương án ứng phó với lũ lụt nhằm bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, góp phần giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, góp phần giúp nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Như bất cứ địa phương nào khác, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, đô thị hóa, đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng then chốt ở tỉnh ta.
Ngày 2/1/2024, Chủ tịch UBND huyện Kon Plông ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc xây dựng mỗi hộ một “Vườn rau gia đình” với mục tiêu xây dựng mỗi hộ một “Vườn rau gia đình” để cải thiện dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày, hướng đến cung cấp rau tiêu thụ tại Khu du lịch Măng Đen, trong tỉnh và trong nước.
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh chuyển hướng phát triển các loại cây ăn quả, đặc biệt là cây sầu riêng. Tuy nhiên, việc canh tác sầu riêng bền vững thì không phải ai cũng có kiến thức để áp dụng.
Với mong muốn xây dựng và đưa thương hiệu “Cà phê Đăk Hà” vươn xa, huyện Đăk Hà đã triển khai nhiều giải pháp không chỉ mở rộng vùng nguyên liệu mà còn đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình sản xuất mới, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là cơ sở để tiếp tục nhân rộng giúp tăng thu nhập cho người sản xuất.
Theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; nông, lâm nghiệp được xác định là một trong những lĩnh vực quan trọng, trụ cột trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Với chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn, giá trị gia tăng cao mở ra cơ hội, điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.
Giao thông vận tải là ngành quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Những năm gần đây, tỉnh ta đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải với tốc độ nhanh, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh.
Những năm qua, ở 2 huyện nghèo Tu Mơ Rông và Kon Plông đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp và linh hoạt lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho người dân vay vốn phát triển sản xuất, qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con đồng bào DTTS, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tôi có ấn tượng với các dự án, mô hình liên quan đến môi trường, nhất là dự án về xử lý, tái chế rác. Vì vậy, cách đây hơn 8 năm, tôi từng rất vui khi một dự án xử lý và tái chế rác được khởi công xây dựng.
Chung tay hành động để phục hồi đất và bảo vệ môi trường đất đang dần trở thành yêu cầu cấp thiết. Khi mà ô nhiễm môi trường đất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và nền kinh tế.
Mùa mưa đã bắt đầu và theo dự báo, mùa mưa bão năm nay sẽ khốc liệt hơn năm trước. Để ứng phó với mưa lũ, thiên tai, huyện Tu Mơ Rông đã và đang chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Đầu tư công, với tư cách là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, được xem là “đầu tàu” dẫn dắt và thu hút nguồn lực xã hội. Vì vậy, đảm bảo tiến độ giải ngân đầu tư công chính là tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Chiều 10/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức Hội nghị triển khai công tác của ngành Ngân hàng trên địa bàn huyện huyện Ngọc Hồi năm 2024. Ông Hoàng Minh Tân- Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum chủ trì Hội nghị.
Sau 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm đã hết hạn công nhận hạng sao và phải đăng ký lại. Tuy nhiên, việc đánh giá, phân hạng, công nhận lại sản phẩm OCOP đang gặp phải những khó khăn, trở ngại.
Nhằm đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu phát triển các loại cây trồng, thời điểm này, ngành Nông nghiệp và các địa phương tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tổ chức xuống giống gieo trồng các loại cây chủ lực theo đúng kế hoạch, khung thời vụ.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Cùng với việc tăng cường mở rộng, nâng cao số lượng đàn vật nuôi, từng bước hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa, tập trung, ngành Nông nghiệp và các địa phương chú trọng thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.