Để tiếp tục phát triển thương hiệu sản phẩm và tiêu thụ tốt trên thị trường, nhiều chủ thể trên địa bàn thành phố Kon Tum có sản phẩm OCOP tỉnh đạt từ 3 sao trở lên hết thời hạn đã chủ động hoàn thiện hồ sơ, đăng ký tham gia đánh giá lại sản phẩm OCOP.
Chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa là hết năm 2024, nhưng đến thời điểm này, nhiều dự án thi công cầm chừng, thậm chí không thể triển khai xây dựng, dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ và giải ngân vốn chậm, đặc biệt là đối với các dự án giao thông.
Những năm qua, cùng với việc ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, huyện Kon Rẫy còn huy động nhiều nguồn lực xã hội từ các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới (CTXDNTM) và đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Thành phố Kon Tum xác định, chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nông thôn mới (NTM) thông minh là nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, từng bước hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng và xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Để thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/7/2011 về “Xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực”. Mục tiêu Nghị quyết đề ra là xây dựng, phát triển 5 ngành, nhóm ngành kinh tế mũi nhọn và 9 sản phẩm chủ lực.
Tối 6/9, tại Quảng trường 16/3 (thành phố KonTum), Sở Công thương phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024.
Những năm qua, phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 4/9, lãnh đạo huyện Đăk Glei có buổi làm việc với Tập đoàn Aquaworks (Hàn Quốc) về việc khảo sát địa điểm dự kiến đầu tư nhà máy nước và xử lý nước trên địa bàn huyện.
Theo thống kê, tổng diện tích sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh hiện đạt gần 8.000ha, khá khiêm tốn so với hơn 180.000ha cây trồng các loại của tỉnh. Vì vậy, để nâng cao giá trị ngành nông nghiệp, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số.
Năm 2023 là năm thứ hai Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Chỉ số PGI (Chỉ số Tăng trưởng xanh cấp tỉnh). Điều đáng lo ngại là, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng thứ hạng Chỉ số PGI năm 2023 của tỉnh ta tụt rất sâu so với năm 2022.
Tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều chủ thể trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực đầu tư, phát triển các sản phẩm đạt chất lượng cao, xây dựng được thương hiệu và thị trường tiêu thụ ổn định.
Thời gian qua, nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường (BVMT) từ các dự án thu hút đầu tư đã tạo điều kiện cho kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra.
Phát triển công nghiệp chế biến là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Những năm qua, ngành Giao thông Vận tải (GTVT) cũng như chính quyền các địa phương đã ưu tiên nguồn vốn, quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông về các huyện, xã, thôn làng vùng nông thôn nhằm tạo thuận lợi đi lại, giao thương, thúc đẩy kinh tế- xã hội vùng nông thôn phát triển.
Những năm qua, OCOP trở thành một trong những chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các địa phương.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan phải công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội tại các di tích lịch sử - văn hóa là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh tại văn bản số 3050/UBND-KTTH.
Chiều 29/8, Trung tâm Khuyến công- Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Kon Tum năm 2024.
Sáng 29/8, tại không gian “Đăk Hà ngày mùa”, rừng đặc dụng Đăk Uy, huyện Đăk Hà tổ chức khai mạc Phiên chợ các mặt hàng nông sản sạch và ẩm thực lần thứ 2 -năm 2024.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Kon Tum (Agribank Kon Tum) có nhiều giải pháp, hoạt động thiết thực để giúp bà con DTTS trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững.
Đối thoại doanh nghiệp - một hoạt động không mới nhưng luôn thu hút được nhiều sự quan tâm, chú ý của các tổ chức, cá nhân. Bởi từ đây, các doanh nghiệp được nói lên khúc mắc, tâm tư cũng như nguyện vọng của mình và lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành kịp thời nắm bắt, tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.