Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975 là chiến công vĩ đại của quân và dân ta. Tiểu đoàn 304, Bộ CHQS tỉnh là đơn vị chủ lực của tỉnh Kon Tum cũng đã góp một phần xứng đáng vào chiến công chung của tỉnh và của đất nước.
Huyện biên giới Ngọc Hồi đang đổi thay tích cực mọi mặt, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Sự phát triển ấy đã và đang làm nên nhiều nét đổi thay vùng “ngã ba biên giới”- một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh…
Trên chặng đường xây dựng nông thôn mới, xã Sa Bình (huyện Sa Thầy) gặp không ít khó khăn để đạt các tiêu chí. Với cách nghĩ, cách làm mới, xã Sa Bình đã biết khai thác lợi thế từ tiềm năng sẵn có, tạo những đột phá đầy hứa hẹn trong tương lai…
Đi giữa làng Đăk Tăng man mác hơi xuân trong mùa hoa cà phê ngào ngạt hương thơm, tôi như nghe được nguồn mạch của sự sống đang chuyển động mạnh mẽ, bởi sự đổi thay tích cực của đời sống người dân nơi đây. Sẽ thi vị hơn, nếu nơi đây được kết nối với các tuyến du lịch ở huyện Sa Thầy để nghe người Rơ Ngao (Ba Na) làng chài hát kể sử thi dưới mái nhà rông bập bùng ánh lửa hay dưới ánh trăng huyền ảo giữa mênh mông sóng nước lòng hồ...
Ngày tết, ngồi nói chuyện mai, có người rủ rỉ: Trước đây, đất Kon Tum bạt ngàn mai, khi Tết đến Xuân về, mai vàng nở khắp nơi. Tiếc là ngày càng vắng...
Cứ mỗi độ xuân sắp về, tôi thường ngắm các vườn đào, mai phục vụ thú chơi tao nhã của người dân trong những ngày Tết. Có đến những nơi này tìm hiểu tôi mới biết, người trồng cây cảnh phải vất vả “một nắng hai sương” và “thả hồn nghệ sĩ” chăm bón, tạo thế để những cây đào, mai khoe dáng, khoe sắc hoa tươi tắn, thể hiện ước vọng của người chơi cây cảnh...
Trong không khí rộn ràng của đất trời vào xuân, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Kon Tum, tối 29/1, UBND phường Trường Chính tổ chức Lễ khai mạc Hội hoa xuân Kỷ Hợi 2019. Hội hoa xuân năm nay thu hút đông đảo người dân Kon Tum đến thưởng ngoạn, mua sắm.
Từ dưới ngước mắt nhìn lên đỉnh thác, dòng nước như một làn tóc trắng từ mây trời buông thẳng xuống. Có người ví von đó là “tóc tiên”. Dọc theo khối đá dựng đứng gần thác là những cây rừng mọc cheo leo, thân lá trước gió hanh hao ngả màu xám bạc. Nắng chiều vàng vọt, tô vẽ cho cảnh sắc nơi đây đẹp như một bức tranh thuỷ mặc...
Qua giới thiệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Kon Tum, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Thanh Bốn ở thôn 4 (xã Hòa Bình) và ông A Ioi ở thôn Kon Rơ Wang (phường Thắng Lợi) - những Trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu, tận tụy. Nhiệt tình, không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” để từng con đường được chỉnh sửa ngay ngắn theo quy hoạch, cho điện đường thắp sáng từng con ngõ nhỏ và từng khu dân cư được bình yên…
Vùng núi Chư Hreng nổi danh không phải vì thắng cảnh, mà vì...đá chẻ. Bao nhiêu năm qua, khó mà tính nổi đã có bao nhiêu ngôi nhà được dựng lên trên chân móng xây bằng đá chẻ xứ núi Chư Hreng, chỉ biết rằng, đá nơi đây cũng ướt đẫm mồ hôi những số phận đang “ngụp lặn” mưu sinh giữa dòng đời...
Ngoài những điểm du lịch quen thuộc, nay Kon Tum còn có thêm nhiều điểm đến với vẻ đẹp mới lạ. Tùy vào sở thích, dịp lễ, tết năm nay, du khách có thể chọn nhiều địa điểm để lưu giữ những khoảnh khắc hoặc trải nghiệm văn hóa thú vị.
Mùa thu hoạch cà phê năm nay không tấp nập người mua, kẻ bán như mọi khi. Đây là niên vụ cà phê thất bát, vừa mất mùa vừa mất giá. Không khí mùa vụ ảm đạm, phần lớn người lao động và các doanh nghiệp cà phê đang trữ hàng và chờ giá lên. Thị trường cà phê đang cơn “nóng lạnh” như bấy lâu nay mà người trồng và người kinh doanh cà phê đành phải chịu...
Gần 1 tháng nay, từ mờ sáng những ngày cuối tuần, các thành viên trong nhóm từ thiện An Lạc Thiện Tâm đều thức dậy đi chợ sớm để kịp về chế biến các món ăn, chuẩn bị cho suất cơm từ thiện 5.000 đồng phục vụ người nghèo, người khuyết tật. Dù vất vả, nhưng ai nấy đều rất vui với công việc thiện nguyện này.
Tôi rời “làng chài Đăk Wơk Yôp” thuộc xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) khi màn đêm đã buông xuống, bóng tối phủ kín mặt hồ. Con đường làng sáng bừng ánh điện. Gió từ lòng hồ thủy điện Plei Krông vuốt ve trên mặt. Tôi cảm nhận rất rõ mạch sống đang lặng thầm xuôi chảy, đang khát khao trỗi dậy trên vùng đất này...
Còn hơn 2 tháng nữa Tết Kỷ Hợi 2019 mới chạm ngõ nhưng các cơ sở sản xuất: miến, bánh tráng, thịt hun khói Bazan, chuối ép… đã tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu, tuyển nhân công sản xuất hàng hóa cung ứng ra thị trường. Cùng với việc đảm bảo số lượng, các cơ sở còn chú trọng đến chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Ngày mai công việc đã ổn, chúng ta sẽ rời Sa Thầy sớm hơn kế hoạch. Xe đến đón lúc 5 giờ. Thông báo của đoàn trưởng làm tôi cứ nôn nao. Đêm cuối ở làng Chốt, tôi không sao ngủ được, trong sâu thẳm tâm hồn cứ như có tiếng núi sông gọi mời, níu giữ. Chao ôi, chưa có vùng đất nào làm tôi vấn vương ngay từ khi chưa chia tay đến vậy"...
Ngoài giờ lên lớp, thầy Nguyễn Văn Sô và cô giáo Đoàn Thị Thu ở huyện Đăk Glei đã không quản ngại vất vả kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ cho học trò vùng sâu từ chiếc cặp sách, đôi dép, tấm áo ấm, đến những bữa ăn… giúp các em vững bước đến trường. Sẻ chia về những việc đã làm, cả thầy Sô và cô Thu đều tâm niệm: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!
Tôi bỏ dép, thả bộ, đặt từng bước chân trần trên mặt đường đất phủ kín rơm vàng, tận hưởng sự thư thái trong không gian ngôi làng đặc biệt, mà tên gọi như một chỉ dấu đẹp đẽ cho vùng đất ăm ắp nghĩa tình. Bao thế hệ đã an trú ở đây, tựa núi, bám sông, nghe gió ngàn reo vui hòa điệu cùng sóng nước Đăk Bla. Ấy là Phương Quý...
Tuần lễ giao lưu sinh viên quốc tế do Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum tổ chức trong những ngày cuối tháng 10 đã để lại những dư âm, ấn tượng tốt đẹp trong lòng mỗi sinh viên. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, các sinh viên đã có cơ hội mở rộng mối quan hệ, thắt chặt tình đoàn kết, đồng thời thêm vào hành trang tri thức những bài học thực tế về khởi nghiệp, kinh nghiệm bổ ích trong việc học để định hình, phát triển trong tương lai.
Lâu nay, mỗi khi nói đến các xã biên giới là nói đến xa xôi, hiểm trở. Đăk Long cũng vậy, chỉ thoáng nghe thôi đã thấy diệu vợi. Thế nhưng, ở xã vùng biên giới này, hàng ngày, hàng giờ, người lính Biên phòng vẫn chắc tay súng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân...
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.