Lâu lắm tôi mới trở lại Mô Rai - một trong các xã biên giới phía Tây Nam của huyện Sa Thầy. Trước đây, Mô Rai như một “ốc đảo” bởi giao thông chia cắt, từ khi Tỉnh lộ 674 được Nhà nước đầu tư xây dựng, dẫu còn có những đoạn lầy lội do sạt lở..., nhưng đã giúp Mô Rai thoát khỏi tình trạng biệt lập, từng ngày bừng lên sức sống mới...
Ở xã Đăk Tờ Lung (huyện Kon Rẫy) có những trường hợp các cô gái vừa tròn 14, 15 tuổi và các chàng trai cũng chỉ 17, 18 tuổi đã vội vã lập gia đình. Các cặp vợ chồng ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” sớm trở thành bố mẹ, gánh nặng gia đình khiến cuộc sống của họ luẩn quẩn trong nghèo túng và hôn nhân luôn mấp mé trên bờ vực đổ vỡ...
Những ngày này, trên cánh đồng xã Đoàn Kết (thành phố Kon Tum), từng thảm lúa trĩu hạt đã chín vàng. Trên khắp cánh đồng, bà con nông dân đang rộn ràng vào mùa gặt mới.
Từng là nghề mưu sinh của nhiều gia đình, nhưng giờ thì số người làm nghề đan lưới ở “xóm lưới” (đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum) chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thu nhập thấp, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm nên không ít người biết nghề đan lưới thì bỏ nghề, người trẻ thì không muốn học để nối nghiệp của cha ông. Mai này ai còn đan lưới là nỗi trăn trở của những người già trong “xóm lưới” nhằm níu giữ nghề truyền thống.
Hằng năm, vào khoảng giữa tháng 10 đến tháng 11, khi màu vàng óng của bông lúa trĩu hạt phủ khắp nương rẫy, là lúc người Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy rộn ràng tổ chức Lễ mừng lúa mới.
Phụ cấp thấp, công việc lại nhiều khó nguy nhưng những nữ nhân viên thú y ở cơ sở vẫn rất tận tình, chu đáo với công việc. Với đàn ông, công việc này đã vất vả, với phụ nữ lại càng gian nan hơn gấp bội, nhưng bằng tình yêu nghề, yêu động vật, họ luôn mỉm cười vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Những ngày cuối tháng 10, nếu có dịp đến Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông), du khách sẽ được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang vàng óng trải dài tuyệt đẹp. Sắc vàng của lúa chín, hòa cùng màu xanh thẫm của núi rừng Tây Nguyên giữa tiết trời se lạnh càng điểm tô cho Măng Ri vẻ đẹp thơ mộng, đắm say lòng người.
Đam mê nông nghiệp và khoa học, nhiều hộ gia đình ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các cơ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao này cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Chỉ cách trung tâm thành phố Kon Tum mươi phút chạy xe mô tô, nhưng vùng đất ấy vẫn giữ nguyên “hồn quê” Việt. Đến đây, vào độ tháng 10 này, tôi mê tít những cánh đồng lúa đang trải thảm vàng hút tầm mắt, những hàng dừa xanh rì rào trước gió, những dậu dâm bụt thấp thoáng bông vàng, bông đỏ trước cửa nhà… Tất cả làm nên bức tranh quê yên bình đã làm cho những người con xa xứ không khỏi nhớ nhung. Ấy là vùng đất Tân Điền (xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum) - ở phía bên kia dòng Đăk Bla.
Những ngày này, trên bãi bồi sông Đăk Bla (phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum) sắc hồng thắm của hoa sao nhái, màu vàng rực của hoa cải, hướng dương đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.
Đường Trường Sơn Đông qua địa bàn Kon Plông được đưa vào sử dụng đến nay đã hơn 10 năm. Có đường, giao thông thông suốt không chỉ mở rộng cơ hội giao lưu văn hóa mà còn là đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các xã phía Đông dãy Trường Sơn. Các làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này của huyện Kon Plông đã bừng lên sức sống mới…
3 năm gần đây, một số hộ dân ở làng Đăk Lếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum mua bò giống về vỗ béo, rồi hình thành “thôn chợ bò” ven Tỉnh lộ 673 bán cho người mua với nhiều nhu cầu khác nhau. Không nhộn nhịp như phố phường bán buôn, nhưng “chợ bò Ngọc Bay” mang nét giản dị, bình yên của một làng quê.
Sau lần được thưởng thức hương vị táo của ông Đồng Huy Luyện ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum), tôi cứ nhớ mãi. Như là duyên nợ và cái nghiệp cầm bút, buộc tôi phải đeo đuổi việc phát triển cây táo ở địa phương.
Nhiều năm qua, mỗi khi bắt đầu năm học mới, các thầy cô giáo ở chân núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông lại bắt đầu những hành trình vận động học sinh đến lớp. Để đảm bảo sĩ số, các thầy cô nơi đây không ngại gian khó, vất vả “gõ cửa” từng nhà để vận động học sinh đến lớp…
Nhiều năm qua, mỗi khi bắt đầu năm học mới, các thầy cô giáo ở các xã vùng sâu của huyện Tu Mơ Rông lại bắt đầu hành trình đến từng nhà bà con đồng bào DTTS để tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp. Để đảm bảo sĩ số cho việc dạy và học nơi đây, dù nắng hay mưa, dù đêm hay ngày, các thầy cô giáo ở vùng sâu Tu Mơ Rông vẫn vững đôi chân, vượt qua đồi dốc để kiên trì vận động học sinh đến lớp…
Việc đánh bắt thủy sản trên lòng hồ Thủy điện Yaly góp phần giải quyết cái ăn cái mặc, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân. Đã từ rất lâu rồi, mỗi khi lòng hồ tích nước, người dân lại tíu tít rủ nhau chèo xuồng bủa lưới, giăng câu…
Kon Tum là tỉnh nằm ở cực Bắc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu ái với nhiều thắng cảnh đẹp vẫn còn giữ được những nét hoang sơ của đại ngàn Tây Nguyên với văn hóa truyền thống đặc sắc và nhiều di tích lịch sử. Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, du khách có thể dạo một vòng ghé thăm những điểm du lịch hấp dẫn ở Kon Tum.
Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có công tác bảo tồn nhà rông truyền thống, bà con dân làng thôn Kon Tu 2, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) đã đóng góp sức người, sức của, quyết tâm làm lại nhà rông cho làng. Trong ngày khánh thành công trình, bà con dân làng Kon Tu 2 đã long trọng tổ chức lễ rước ảnh Bác Hồ về nhà rông mới.
Hòa trong không khí kỷ niệm 74 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân xã Đăk Kôi (huyện Kon Rẫy) hăng hái ra sức thi đua lao động sản xuất, đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới. Về xã Đăk Kôi những ngày này, chúng tôi ghi nhận được niềm tự hào, niềm vui trên từng khuôn mặt của những người dân nơi đây khi được hỏi về truyền thống hào hùng và những đổi thay của quê hương.
Thực hiện chương trình tình nguyện Mùa hè xanh năm 2019 tại mặt trận xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông), từ ngày 15/7 đến 10/8, 25 sinh viên Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh và 150 đoàn viên thanh niên (ĐVTN) địa phương đã chung tay làm nhiều việc ý nghĩa giúp bà con nhân dân và các em học sinh ở xã vùng sâu, vùng xa nơi đây.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở thôn Kei Joi (xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi) có một nghệ nhân tài hoa đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó là nghệ nhân A Biu (75 tuổi) - một bậc thầy trong lĩnh vực đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.