Đến “phố núi” Kon Tum, chắc chắn nhiều người sẽ phải ngỡ ngàng và ấn tượng với hình ảnh đầy thơ mộng của dòng sông Đăk Bla uốn lượn như một dải lụa mềm ôm gọn thành phố. Đây là một trong số ít những dòng sông ở nước ta chảy theo hướng từ Đông sang Tây hay còn gọi là dòng sông chảy ngược. Cùng với sự phát triển của tỉnh Kon Tum, giờ đây đôi bờ sông Đăk Bla chảy qua thành phố Kon Tum đã hình thành nên những cây cầu tuyệt đẹp với những kiến trúc khá độc đáo, vừa giúp người dân đi lại thuận tiện, vừa góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Trong những ngày gần đây, nếu ai có dịp đi trên Quốc lộ 24 đoạn từ huyện Kon Plông về thành phố Kon Tum, dễ dàng bắt gặp cảnh mỗi ngày có đến hàng trăm cặp vợ chồng từ tỉnh Quảng Ngãi bất chấp thời tiết lạnh giá, ngược đèo Vi Ô Lăk đến Kon Tum hái cà phê thuê, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Những tháng đầu tiên của năm học mới, tỷ lệ học sinh đến lớp của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – Trung học cơ sở xã Tu Mơ Rông đạt gần 100%. Có được kết quả trên, ngoài nỗ lực của những người làm công tác gieo chữ, những “bông hoa nhỏ” còn nâng cao ý thức học tập. Chuyện chúng tôi ghi lại qua chuyến tác nghiệp tại các thôn, làng của xã Tu Mơ Rông từ cuộc sống thường ngày của những “bông hoa nhỏ” ham học.
Ở nơi biên giới quanh năm mù sương trên đỉnh đèo Lò Xo, có những tấm lòng, những việc làm thiện nguyện của những người “vác tù và hàng tổng”. Không kể ngày đêm, nắng hay mưa, dù bất cứ thời gian nào họ đều sẵn lòng đến giúp đỡ, sẻ chia những khó khăn, thiên tai, hoạn nạn.
Bước vào những cửa hàng bán các sản phẩm mây tre đan lát, cảm giác như được trở về miền ký ức. Ở đó, mỗi người bán đều có những câu chuyện của riêng mình. Song, họ đều có điểm chung: là cầu nối để sản phẩm mây tre, đan lát đến khắp mọi nơi.
Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành nét đẹp văn hóa, gắn liền với đời sống trong các gia đình ở Làng du lịch cộng đồng Kon K'Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum). Dù trải qua những thăng trầm cuộc sống, nhưng hiện nay các gia đình trong làng vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Bằng tình yêu nghề và với đôi bàn tay khéo léo của mình, những phụ nữ Ba Na lớn tuổi ở làng luôn nỗ lực gìn giữ nghề dệt thổ cẩm và truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ.
Trong không gian cởi mở, thân thiện; các doanh nghiệp, doanh nhân đã thẳng thắn trải lòng về những khúc mắc, khó khăn, trăn trở trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các ý kiến, kiến nghị được lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành lắng nghe, chia sẻ, giải đáp một cách thấu tình đạt lý tạo sự gần gũi giữa chính quyền và các cơ quan quản lý với doanh nghiệp. Tất cả được gói gọn trong một khoảng thời gian ngắn ngủi của chương trình “Cà phê Doanh nghiệp - Doanh nhân” tháng 9/2022.
Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, cán bộ, chiến sĩ Bội đội Biên phòng tỉnh còn làm tốt công tác dân vận, không quản ngại khó khăn, gian khổ, gắn bó, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh.
Những năm qua, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ngành chức năng và các địa phương đã triển khai thực hiện các dự án bố trí, sắp xếp dân cư, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội cho hàng trăm hộ dân vùng đồng bào DTTS ở những nơi bị thiên tai và những nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Từ ngày khai giảng năm học mới, hàng trăm học sinh ở phường Trần Hưng Đạo (thành phố Kon Tum) háo hức, mừng vui khi được học bơi miễn phí ngay giữa sân trường trong chiếc bể bơi di động do nhóm tổng phụ trách đội Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum và Liên đội Trường THCS-THPT Liên Việt Kon Tum triển khai. Đây là kết quả của mô hình dự án “Bể bơi 0 đồng”, một hoạt động có giá trị nhân văn cao cả với niềm thương yêu và trách nhiệm, tất cả “Vì đàn em thân yêu”.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, thành phố Kon Tum đang dần hình thành dáng dấp của một đô thị xanh - sạch - đẹp - văn minh- hiện đại. Những điều trông thấy hôm nay cho phép người dân Kon Tum càng tin tưởng rằng tương lai không xa, thành phố Kon Tum sẽ sớm đạt được đô thị loại II.
Hiện nay, ở Kon Tum đang là giữa mùa mưa và cũng là mùa “săn mây” đẹp nhất trong năm. Nhờ có địa hình đồi núi xen giữa là các thung lũng với những đồng ruộng, sông suối, hồ nước mà Kon Tum có rất nhiều điểm săn mây đẹp như ở Măng Đen, Kon Tu Rằng (huyện Kon Plông), các thung lũng ở huyện Tu Mơ Rông, huyện Đăk Glei… Một trong những điểm hấp dẫn gần đây được các bạn trẻ ưa thích đó là Chư Tan Kra thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy. Nơi đây không những có di tích lịch sử gắn liền với trận đánh của Trung đoàn 209, Sư đoàn 312 mà hiện nay, Chư Tan Kra còn là điểm chơi môn thể thao dù lượn lý tưởng được yêu thích của những phi công dù lượn trên khắp cả nước.
Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đoàn viên ưu tú Tô Linh Bình, thôn Đăk Tin, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) mở ra hướng đi mới trong canh tác cà phê, xen canh cây ăn quả (sầu riêng, bơ, sambuche…). Và mô hình này cũng đang “lan tỏa” trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
Mấy năm trở lại đây, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum) được mệnh danh là vựa trái cây, xứ “miệt vườn” với những vườn cây ăn trái quy mô xuất hiện ngày càng nhiều. Bằng tư duy nhạy bén, năng động, chính quyền và người dân Ia Chim đang quyết tâm “đánh thức” tiềm năng của vùng đất này, mở hướng khai thác du lịch nông nghiệp, nông thôn để nâng cao thu nhập.
Không đi theo định hướng của bố mẹ, 22 tuổi, Trương Tất Đạt rời Hà Nội phồn hoa đến huyện Đăk Glei khởi nghiệp với điều kiện khắc nghiệt. Như ngọn xà nu bùng cháy trong đêm, với ý chí và quyết tâm, Đạt chớp cơ hội, biến khó khăn thành lợi thế, lấy những sản phẩm làm ra để kể những câu chuyện về nông sản, thảo dược và thiên nhiên.
Những ngày này, người dân trồng sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh thường xuyên có mặt tại khu vực trồng sâm để vừa bảo vệ, vừa tất bật thu hái hạt sâm đã chín đỏ phục vụ tiếp tục gieo ươm phát triển, mở rộng diện tích.
Mỗi khi nhìn cô “con gái” của mình nở nụ cười, ông A Trũi (dân tộc Ba Na, 67 tuổi, thôn 3, xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy) lại mãn nguyện về hành động của mình hơn 22 năm trước. Ông từng bất chấp những khuyên ngăn của bà con, làm trái lệ làng để cưu mang đứa bé từ sản phụ không may qua đời sau sinh.
Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý, được xem là “Quốc bảo” của Việt Nam. Vì vậy, người dân tại vùng núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông đã và đang tích cực bảo vệ, gìn giữ và phát triển loại dược liệu quý này. Tuy nhiên, quá trình phát triển cũng đầy gian nan.
Xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei từng được mệnh danh là xứ sở sâm dây. So với trước đây, xã Ngọc Linh nay đã có nhiều đổi thay. Thế nhưng, so với tốc độ phát triển chung, thì xứ sở sâm dây phát triển vẫn còn chậm và đòi hỏi cần phải có sự bứt phá mạnh hơn nữa.
Tranh thủ trời mưa, tiết trời dịu mát, nông dân huyện Đăk Hà đang tập trung xuống giống trồng rừng vụ mới. Hối hả, khẩn trương là không khí diễn ra ở nhiều địa phương trên địa bàn huyện mà chúng tôi ghi nhận. Việc đẩy nhanh tiến độ trồng nhằm từng bước biến những vùng đất cằn cỗi, bạc màu thành rừng.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.