Cách A Rênh nói chạm đến trái tim của mọi người, cách A Rênh làm đã góp phần giúp dân thôn Kon Jri Pen thay đổi nếp nghĩ, cách làm. A Rênh như “nguồn mạch” góp phần giúp người dân trong thôn xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Đoàn Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh vừa phối hợp với Huyện đoàn Kon Rẫy tổ chức Chương trình Tình nguyện mùa Đông năm 2022 tại xã Đăk Kôi với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Tôi thực sự khâm phục cô gái trẻ Y Hoa (39 tuổi), người con của dân tộc Xơ Đăng đã mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, bứt phá để vươn lên trở thành tỷ phú trẻ. Y Hoa là một trong số ít những người trẻ tuổi thành đạt nhờ mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm để thay đổi số phận và nâng cao đời sống.
Thời điểm này, nhiều vườn cam của nhà vườn ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông) và vùng lân cận bước vào mùa thu hoạch. Trong đó có nhiều vườn cam trĩu quả, đẹp mắt được chủ vườn kết hợp kinh doanh du lịch để du khách tham quan, trải nghiệm.
Từng là thôn khá nhất của xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông), Mô Bành II được nhiều người dân trong xã gọi với cái tên “làng nhà mái Thái”. Thế nhưng, sau cơn bão 2009, hàng trăm hộ dân nơi đây tái nghèo. Hơn chục năm qua, với ý chí, nghị lực vươn lên, cùng sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, dân làng Mô Bành II đã vực dậy, cuộc sống ngày càng khởi sắc trên vùng tái định cư.
Hằng năm, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung chín rộ. Nhà nhà, người người trồng cà phê bước vào vụ thu hái thật nhộn nhịp.
Chinh phục chặng đường marathon hơn 42 km, với nhiều người, kể cả lứa tuổi thanh niên cũng không hề dễ chứ nói gì đến tuổi “xưa nay hiếm”. Thế nhưng, với quyết tâm, ý chí và nghị lực phi thường, ông Nguyễn Văn Phúc đã lập kỷ lục người lớn tuổi nhất trong nước chinh phục chặng đường hơn 42 km ở tuổi 70.
“Đất vẫn xuôi mà sông chảy ngược/Con nước trôi về hướng thác ghềnh” - thơ Tạ Văn Sỹ nói về dòng sông Đăk Bla chảy qua thành phố Kon Tum. Dòng sông Đăk Bla hợp lưu của 3 con sông chính Đăk S’Nghé, Đăk Kôi và Đăk Pne ở huyện Kon Rẫy chảy về thành phố Kon Tum hợp với dòng với sông Pô Kô thành dòng sông Sê San. Sông Đăk Bla không chỉ có giá trị về nhiều mặt mà còn gắn liền với đời sống, lao động sản xuất của các cộng đồng người Ba Na và người Kinh ở hai bên bờ.
Nhà rông là nơi sinh hoạt cộng đồng của các DTTS vùng Bắc Tây Nguyên gắn liền với Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Những năm qua, nhiều hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa này đã và đang được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng thực hiện hiệu quả.
Suốt 5 năm qua, những thầy, cô giáo ở vùng khó khăn Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô) không chỉ tận tụy gieo con chữ cho con em đồng bào DTTS mà họ còn làm nhiều việc như người cha, người mẹ hiền, giúp đỡ, chia sẻ, động viên, nâng bước chân các em học sinh nghèo, mồ côi, khó khăn đến trường.
Diễn ra từ ngày 16-18/11, Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ Nhất, năm 2022 đã trở thành ngày hội lớn của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Đến với Hội thi, các nghệ nhân, diễn viên không chuyên thuộc các đoàn nghệ nhân đã giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc, thi tài biểu diễn những tiết mục đánh cồng chiêng, múa xoang đặc sắc, trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng điêu luyện và tái hiện các lễ hội, phong tục tập quán đầy sinh động. Qua đó, tạo không khí sôi nổi, gắn bó tình đoàn kết và góp phần quảng bá, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Với chủ đề “Âm vang đại ngàn”, Lễ khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ Nhất, năm 2022 được UBND tỉnh tổ chức vào tối 16/11, tại Quảng trường 16-3 (thành phố Kon Tum) đã diễn ra sôi động và đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng cho các đại biểu tham dự và người dân đến xem.
Được người dân thôn 7 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) tín nhiệm bầu làm trưởng thôn vào năm 2020, Đại uý quân nhân chuyên nghiệp Lê Văn Bình (Binh đoàn 15, Chi nhánh 716, Bộ Quốc phòng Việt Nam) luôn phát huy vai trò “đầu tàu”, thực hiện những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế.
Trong thời gian từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, khi đi qua địa bàn các xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Đăk Na… của huyện Tu Mơ Rông, chúng ta không khỏi ngỡ ngàng trước những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng như những dải lụa mềm uốn lượn, nối tiếp nhau tạo nên phong cảnh hữu tình say đắm lòng người. Một trong những nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất là mùa vàng ở xã Đăk Na.
Tu Mơ Rông là huyện nghèo, giao thông đi lại khó khăn nên hành trình tìm con chữ của học sinh nơi đây cũng nhiều gian nan, vất vả. Trên hành trình ấy, các em như được tiếp thêm động lực để vươn lên bởi luôn có những người thầy, người cô không ngại khó, ngại khổ, luôn tận tâm, tận tình, trách nhiệm vì học sinh thân yêu.
Thời điểm này, bà con nông dân trồng lúa trên những cánh đồng mẫu lớn ở thành phố Kon Tum bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Nhờ có được mùa vàng bội thu mà không khí lao động của bà con nơi đây rất hăng say, nhộn nhịp.
Tuyến đường DH85 nối từ đường Hồ Chí Minh với 2 xã Đăk Môn và Đăk Long (huyện Đăk Glei) có chiều dài khoảng 18 km đã bị hư hỏng nặng mấy năm nay nhưng vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp. Đường hư hỏng không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân mà còn ảnh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Trong 2 ngày (29-30/10(, tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, UBND huyện Kon Plông phối hợp với nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh tổ chức Chương trình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên với sự tham gia của hơn 100 nghệ nhân, học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh và 40 người mẫu, diễn viên trong cả nước.
3 lần di dời, chật vật đi hết núi này sang núi nọ với mong muốn tìm được nơi để an cư, cuối năm 2021, 139 hộ dân thôn Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) mới yên ổn ở nơi tái định cư mới. Và trong cơn bão số 4 (Noru), làng Tu Thó vẫn yên bình, trong đêm bão dân làng vẫn yên giấc.
Cùng với những chuyến trải nghiệm thực tế về làng, dưới góc máy của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Huy Đằng đã ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về hình ảnh người phụ nữ DTTS ở Kon Tum trong cuộc sống thường ngày.
Nằm giữa đại ngàn Tây Nguyên, huyện Kon Rẫy từ lâu được biết đến là vùng đất sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hòa quyện cùng chiều sâu văn hóa truyền thống, lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng. Nơi đây còn là “cái nôi” nuôi dưỡng và phát triển một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng của cộng đồng các DTTS tại chỗ.