• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5    Sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”    Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng Lễ Phật đản 2025    Quốc hội sẽ quyết định nhiều nội dung đặc biệt quan trọng trên tất cả các lĩnh vực    Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Đất & Người Kon Tum

Âm vang cồng chiêng làng Kon Trang Long Loi

30/05/2018 19:27

​A Thăk cầm một bẹ chuối nhỏ đập dập nát một đầu chấm vào bát rượu tiết gà và bôi lên từng chiếc cồng chiêng một. Rồi ông cầm bát rượu tiết cùng với đội cồng chiêng của dân làng đứng thẳng người lên thành kính mời Yàng. A Thăk khấn to: Ơi… Yàng!...

Cồng chiêng là hơi thở của làng

Cũng như nhiều dân tộc khác, người Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) rất quý cồng chiêng. Tuy nhiên, trước đây do chiến tranh, người Rơ Ngao ở làng Long Loi phải di cư từ huyện Đăk Hà đến tỉnh Gia Lai và tỉnh Đăk Lăk nên nhiều bộ cồng chiêng của làng bị thất lạc.

Dân làng vào hội đón cồng chiêng. Ảnh: V.N

 

Sau ngày đất nước thống nhất, người dân lại đưa nhau về lại làng cũ để làm ăn sinh sống, lúc này trong làng không ai còn bộ cồng chiêng nào. Mãi đến năm 1977, người dân làng Kon Trang Long Loi mới có một người mua được bộ cồng chiêng. Đó là người ông của A Nha hiện nay. Trong làng, khi tổ chức lễ hội hay sự kiện quan trọng gì, dân làng thường phải mượn bộ cồng chiêng của gia đình A Nha.

May mắn là mặc dù nhiều bộ cồng chiêng và giá trị di sản văn hóa của người Rơ Ngao ở làng Kon Trang Long Loi bị thất lạc trong chiến tranh, nhưng ý thức về văn hóa, về giá trị tinh thần trong đời sống tín ngưỡng và tâm linh của người dân vẫn còn lưu giữ trong đời sống.

Bà Nguyễn Thị Thắm - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Hà đánh giá cao về ý thức dân tộc, về lưu giữ những giá trị văn hóa trong đời sống tinh thần của người Rơ Ngao ở Kon Trang Long Loi. Bằng chứng là dân làng luôn trăn trở về cồng chiêng và thành lập được câu lạc bộ văn hóa dân gian đầu tiên ở huyện.

Chia sẻ với nỗi lòng người dân, ngày 12/5/2018, UBND huyện Đăk Hà tặng cho dân làng bộ cồng chiêng cổ mua từ tỉnh Gia Lai. Vui mừng trước sự kiện có ý nghĩa trên, dân làng Kon Trang Long Loi tổ chức nghi lễ quan trọng đón bộ cồng chiêng.

A Thăk - nghệ nhân trong làng tâm sự, cồng chiêng như là hơi thở, là nhịp sống, là trái tim của làng. Trước khi tổ chức lễ hội đón bộ cồng chiêng này, huyện tạm giao bộ cồng chiêng để ông chỉnh chiêng. Ông dành nhiều ngày chỉnh lại bộ cồng chiêng để thanh âm vang và phù hợp với cảm thức của dân làng.

“Khi chỉnh xong, tôi đưa cồng chiêng ra nhà rông để đội cồng chiêng đánh và mọi người dân trong làng cùng thẩm âm. Khi nào tất cả mọi người dân trong làng hài lòng với bộ cồng chiêng, tôi mới thôi chỉnh”-A Thăk tâm sự.

Lễ đón rước cồng chiêng

A Thăk bảo, muốn đưa một bộ cồng chiêng vào làng phải tổ chức lễ đón rước. Trong bộ cồng chiêng này, sau khi cồng chiêng được chỉnh xong rồi, ông báo với xã, huyện chọn ngày tổ chức lễ đón cồng chiêng và dân làng vào rừng chặt lồ ô về nấu cơm lam, hái lá mì ủ chua trộn thịt ba chỉ (một món ăn người Rơ Ngao rất ưa thích), chuẩn bị gà và heo để cúng Yàng.

“Cồng chiêng là vật dân làng gửi gắm tâm tư, nguyện vọng với Yàng nên phải làm lễ đón cồng chiêng, cúng Yàng” - A Thăk tâm sự.  

Là người chỉnh cồng chiêng và am hiểu văn hóa dân tộc, A Thăk rất được dân làng trọng vọng. Trong lễ đón cồng chiêng, dân làng bầu ông làm chủ lễ cúng Yàng. Lễ vật hiến tế Yàng là một con gà mái to.

Trong ngày cúng lễ, bà con ai cũng ăn mặc đẹp. Đội cồng chiêng, múa xoang mặc đồ thổ cẩm truyền thống của người Rơ Ngao. Sau phần nghi thức trao tặng cồng chiêng của chính quyền địa phương là phần nghi thức đón nhận cồng chiêng của dân làng.

Tiếp nhận cồng chiêng và những lời gửi gắm của chính quyền địa phương, A Thăk thực hiện lại nghi thức chỉnh chiêng và sắp xếp cồng chiêng một vòng tròn trước nhà rông. Gà hiến tế được A Thăk cắt tiết chảy vào một bát rượu trắng. A Thăk cầm một bẹ chuối nhỏ đập dập nát một đầu chấm vào bát rượu tiết gà và bôi lên từng chiếc cồng chiêng một.

Sau khi cho cồng chiêng “uống máu”, A Thăk cầm bát rượu tiết cùng với đội cồng chiêng của dân làng đứng thẳng người lên thành kính mời Yàng. A Thăk khấn to: Ơi… Yàng! Ơi Yàng trời, Yàng núi, Yàng sông, Yàng cây cối, Yàng đất… về uống rượu tiết mừng cho dân làng có bộ cồng chiêng mới. Cầu mong Yàng phù hộ cho các vị khách quý ở tỉnh, huyện, xã và tất cả người làng Kon Trang Long Loi đều mạnh khỏe, giỏi giang. Dân làng Kon Trang Long Loi ngày càng giàu. Làng Kon Trang Long Loi ngày càng đẹp.

Hết lời khấn cầu, A Thăk hét lớn và hắt mạnh nước rượu tiết ra trước bộ cồng chiêng cho các Yàng. “Tiếng hét là để Yàng nào còn ngủ, Yàng nào đi rừng… nghe xuống uống rượu, ăn gà đón cồng chiêng vui vẻ với dân làng” - A Thăk bộc bạch.

Sau phần lễ là phần hội, dân làng đánh cồng chiêng, nối vòng xoang và mời khách cùng ăn thịt gà, heo, uống rượu ghè vui vẻ đến tận đêm khuya. 
          Trong lễ đón cồng chiêng, chúng tôi còn được chứng kiến những tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân làng Kon Trang Long Loi như: hòa tấu đàn t’rưng với bài “Một lòng theo Đảng”, “Long Loi ngày mới”, múa xoang “Rủ nhau đi xúc cá”…

Các cháu làng Kon Trang Long Loi hòa tấu các loại nhạc cụ. Ảnh: V.N

 

Trong làng Kon Trang Long Loi, dường như ai cũng thuộc ít nhất một bài dân ca và đều biết múa xoang. Rất nhiều thanh niên và các em thiếu nhi chơi được cồng chiêng. Trong làng, bên đội cồng chiêng người lớn, còn có đội cồng chiêng nhí.

Thấy các em hòa tấu cồng chiêng cùng các nhạc cụ khác của dân tộc một cách thành thạo, tôi hỏi em A Ga (học sinh lớp 6): Các cháu học đánh cồng chiêng và chơi nhạc cụ khi nào giỏi vậy?

“Vào buổi chiều sau giờ học, các cháu thường tập trung tại nhà rông học đánh cồng chiêng và chơi các loại nhạc cụ” - A Ga tươi cười trả lời.

Con cháu giỏi là nhờ các nghệ nhân như A Thăk, A Thui… giỏi cồng chiêng, biết chơi và chế tác nhiều loại nhạc cụ như: đàn t’rưng, klông pút, kni, sáo ba lỗ, đàn gió, đàn suối… Các mẹ, các chị trong làng là những người yêu văn nghệ và thích dân ca dân tộc mình. 

“Để các cháu giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, ngoài việc chế tác các loại nhạc cụ, tôi thường dạy các cháu đánh cồng chiêng, tập đàn tại nhà rông và ở nhà. Rất nhiều cháu yêu thích và chơi được các loại nhạc cụ” - nghệ nhân A Thui chia sẻ.

Xa làng Kon Trang Long Loi, nhưng trong tôi vẫn còn vang vọng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn t’rưng như tiếng suối reo, thác đổ… Chợt nhớ lại câu nói của ai đó, bản sắc dân tộc sẽ trường tồn và phát huy khi các thế hệ cùng chung tay gìn giữ.

                                                                               Văn  Nhiên

   

Các tin khác

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Kon Rẫy: Vùng đất giàu nét đẹp văn hóa, lịch sử
  • Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng
  • Tâm huyết giữ nghề truyền thống
  • Giữ hồn thiêng nơi đại ngàn
  • A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng
  • Người Mường tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa
  • Giữ nếp nhà sàn
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Nỗ lực vượt khó, gặt hái thành công
  • Xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS
  • Già Thao Ú giữ nghề đan lát truyền thống
  • [INFOGRAPHIC] Viên chức giáo dục và y tế không nằm trong phương án giảm 20% biên chế
  • Thông cáo báo chí số 4, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Quốc hội thảo luận Tổ các Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức VKSND và Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)
  • Triển khai nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội tháng 5
  • [INFOGRAPHIC] Bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ

Đất & Người Kon Tum

  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đã bước sang tuổi 80, nhưng ông A Khunh (dân tộc Xơ Đăng) ở thôn Đăk Niêng, xã Măng Bút, huyện Kon Plông vẫn miệt mài đan lát, rèn dao, làm nỏ, gìn giữ những nghề truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo và tấm lòng son sắt, ông không chỉ lưu giữ giá trị bản sắc văn hóa dân tộc mà còn âm thầm truyền “lửa” cho thế hệ trẻ.
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Những bước chân vì cộng đồng
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by