• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia    Quốc hội thảo luận Tổ về các dự án luật    Trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân nước bạn Lào và Campuchia    Hội thảo khoa học Các nghiên cứu mới về sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng    [INFOGRAPHIC] Các bước lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID   

Ghi chép - Phóng sự

Chùm ảnh: Sâm Ngọc Linh mùa dưỡng củ

23/09/2024 06:06

Khi cơn mưa rừng cuối thu thưa dần, bà con người Xơ Đăng trên đỉnh Ngọc Linh tất bật vào vụ thu hoạch hạt, cắt tỉa cành lá để cho sâm Ngọc Linh vào mùa dưỡng củ.

Dưới tán rừng già ở xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, hàng nghìn gốc sâm Ngọc Linh đã vào mùa dưỡng củ.

 

 
Vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 10 hàng năm là lúc hạt sâm Ngọc Linh bắt đầu chín đỏ và lá úa vàng.

 

Theo kinh nghiệm của người trồng sâm Ngọc Linh, nếu không cắt tỉa thân cành, hoặc cắt tỉa không đúng thời điểm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng của củ.

 

Theo anh A Liếu: Thời điểm này, bà con sẽ thu hạt và cắt tỉa cành lá. Sau khi cắt hết lá, sẽ lấy lá mục che phủ một lớp dày nhằm giữ ẩm cho củ sâm, tránh bị thối củ và chống xói mòn cho vườn sâm.

 

Hạt sâm được xử lý và đưa đi gieo tỉa ngay tại vườn; cành, lá cũng được tận thu đem bán cho khách có nhu cầu làm trà, hay ngâm rượu. Hiện nay, giá bán hạt sâm giống là 70.000 đồng/hạt, lá sâm tươi vào khoảng 10 triệu đồng/kg.

 

Vườn ươm giống sâm Ngọc Linh dưới tán rừng già.

 

 
Giữa núi rừng, việc canh gác bảo vệ vườn sâm hết sức gian nan, vất vả. Người dân phải làm lồng sắt chống chim chóc, chồn bay ăn hạt; đặt bẫy bắt chuột chuyên ăn sâm; túc trực canh gác để phòng chống kẻ trộm đột nhập vào nhổ sâm.

 

Sâm Ngọc Linh phát triển tốt nhất ở độ cao từ 1.500 - 2.000m so với mực nước biển dưới tán rừng già trên đỉnh núi Ngọc Linh. Với thương hiệu và giá trị đã được công nhận, cây dược liệu quý này hứa hẹn sẽ góp phần giúp đồng bào Xơ Đăng nơi đây vươn lên thoát nghèo.

 

Thế Binh

   

Các tin khác

  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp mỹ miều của hoạ tiết hoa văn trên cánh đồng mùa gặt
  • Chùm ảnh: Nhộn nhịp công trường ngày nghỉ lễ
  • Du khách đổ về Măng Đen dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
  • Chùm ảnh: Thành phố Kon Tum rực rỡ cờ hoa chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
  • Chùm ảnh: Vẻ đẹp nao lòng của dòng sông Đăk Bla chảy ngược
  • Chùm ảnh: Nhà rông truyền thống ở huyện Sa Thầy
  • Bản hòa tấu của tre nứa
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by