Lao động và việc làm là một phần quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu đưa Kon Tum phát triển nhanh và bền vững. Tuy nhiên, chất lượng lao động và chất lượng việc làm cần có sự chuyển dịch tích cực hơn.
Giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của Cách mạng Việt Nam, luôn giữ vai trò, vị trí trung tâm, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Qua các giai đoạn cách mạng, giai cấp công nhân đã không ngừng lớn mạnh và có vai trò to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dù không sinh ra ở Kon Tum, nhưng tình yêu với mảnh đất nơi đây đã nhen nhóm trong tôi từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bắt đầu bằng những vần thơ, trang sách về đất và người nơi đây. Từ đó, tôi luôn ao ước có một ngày được đến với Kon Tum.
Theo lời giới thiệu của Phó Chủ tịch Hội CCB huyện Kon Rẫy Hoàng Văn Do, chúng tôi đến gặp các CCB Đinh Bông và Đào Đức Thảo (thị trấn Đăk Rve) tại nhà riêng và được nghe kể những câu chuyện của một thời hào hùng và oanh liệt của các ông và đồng đội trên chiến trường.
Bao nhiêu năm trôi qua, nhưng mỗi lần hồi tưởng về những năm tháng sống trong gia đình là cơ sở cách mạng ở Phương Quý (xã Vinh Quang ngày nay), bà Nguyễn Thị Đức Hạnh (tổ 2, phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum) lại càng thêm tự hào, xúc động.
Cuối tháng Tư, trời xanh ngằn ngặt, nắng nhuộm vàng trên những mái nhà, sánh như mật. Dưới phố, rực rỡ cờ Tổ quốc tung bay trong gió mừng Ngày Chiến thắng 30/4.
Gần 50 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, trong ký ức của các cơ sở cách mạng ở nội thị Kon Tum ngày ấy vẫn còn nguyên vẹn những dấu ấn không quên.
Dù Hội thi ẩm thực quốc tế với chủ đề “Ẩm thực dược liệu- Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh” được huyện Tu Mơ Rông tổ chức đã kết thúc nhưng dư âm vẫn còn đọng lại, lưu luyến với du khách thập phương. Đặc biệt, hội thi để lại ấn tượng và niềm tự hào cho đồng bào Xơ Đăng, cho mảnh đất Tu Mơ Rông dưới chân núi Ngọc Linh, bởi cây sâm dây đã vinh dự được ghi vào kỷ lục Việt Nam với 120 món ẩm thực được chế biến từ sâm dây Ngọc Linh ở Tu Mơ Rông.
Tháng Tư gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng mỗi người con đất Việt. Tháng Tư gắn liền với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Tháng Tư đâu chỉ còn là cột mốc thời gian của năm mà trở thành cột mốc lịch sử trọng đại của dân tộc, kể từ ngày 30/4/1975 - cách đây 49 năm về trước - với hào khí luôn ngời sáng.
Với vùng đất và con người giàu truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết, ý chí, và giàu bản sắc văn hóa, Đăk Tô đã vượt qua nhiều khó khăn, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Và không dừng lại ở đó, quân và dân Đăk Tô đang đoàn kết nỗ lực vươn lên phát triển nhanh, bền vững.
Khi Ngày Quốc tế Lao động 1/5 đã cận kề, tôi đau đớn đọc tin về vụ tai nạn lao động (TNLĐ) ở Nhà máy Xi măng Yên Bái thuộc Công ty Cổ phần Xi măng và khoáng sản Yên Bái (thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) vào chiều 22/4.
Tọa lạc tại số 28 đường Võ Văn Tần, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một điểm du lịch đặc biệt, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi ngày. Bảo tàng như một thước phim đưa chúng ta trở về giai đoạn lịch sử đầy oai hùng, để hiểu và trân trọng nền hòa bình đang có, đồng thời biết ơn công sức lớn lao của các thế hệ đi trước.
Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Sáng 28/4, tại xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (hai mươi ba mươi)- Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình CARAVAN thiện nguyện đồng hành đến trường nhằm trao tặng các phần quà hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Ngọc Réo.
Hướng về Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam nhiệm kỳ 2024 – 2029, từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp hội LHTN Việt Nam trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động thiết thực, thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tầng lớp thanh niên tỉnh nhà.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, sự nỗ lực của mỗi người dân, cuộc sống mới của bà con ở vùng căn cứ cách mạng năm xưa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay khởi sắc.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, lịch sử dân tộc Việt Nam có những trang vàng chống giặc ngoại xâm, dựng xây đất nước, có tinh thần bất khuất, khí phách hào hùng với nhiều mốc son chói lọi. Các thế hệ cha ông của chúng ta luôn kiên cường, bất khuất trong đấu tranh và chiến thắng các thế lực ngoại xâm, giành lại tự do, độc lập dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
Mỗi khi mở vòi nước tưới cho mấy chậu cây cảnh lớn nhỏ nơi góc sân, trong đầu tôi lại hiện lên hình ảnh những hồ đập trơ đáy, những giếng nước khô hạn và người dân nhiều nơi đang chắt chiu từng ca nước trong đỉnh điểm khô hạn.
Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.