Chiều 15/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sa Thầy tổ chức trao tặng 2 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Đăk Wớt, xã Hơ Moong. Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Bí thư Huyện ủy Sa Thầy.
Những năm gần đây, diện mạo khu vực nông thôn tại huyện Đăk Glei có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ sự đóng góp rất quan trọng từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, trong đó có Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM).
Ngày 15/11, Thành đoàn Kon Tum phối hợp Chi nhánh Liên hiệp HTX Thành phố Hồ Chí Minh - CoopMart Kon Tum tổ chức bàn giao nhà nhân ái cho hộ gia đình chị Y BLyuh tại thôn Plei Druân, xã Ia Chim, thành phố Kon Tum.
Chiều 15/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Thế giới Vì trẻ sinh non năm 2024 (17/11/2024) với chủ đề “Da kề da ngay sau sinh, thực hành đơn giản, tác động tối ưu”.
Những năm qua, huyện Sa Thầy luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên được cập nhật, hoàn thiện và bổ sung các kiến thức, năng lực chuyên môn, đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng chương trình giáo dục mới.
Chiều 14/11, tại huyện Kon Plông, Đoàn Hội CCB và Hội Doanh nhân CCB Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Minh Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội CCB Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn đến thăm, trao đổi công tác hội, trao tặng kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, xe đạp cho Hội CCB tỉnh.
Sáng 15/11, tại Trường PTDTNT huyện Đăk Glei, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới" năm 2024.
Chiều 14/11, LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội nghị phối hợp triển khai Chương trình “Đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”.
Thời gian qua, huyện Sa Thầy huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trường học, chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn đẩy mạnh đổi mới công tác “dạy và học”, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Qua đó, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các tiêu chí trong thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch số 541-KH/BTGTW, ngày 15/10/2024 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.
Chiều 13/11, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Anh - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ Việt Nam làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tại huyện Sa Thầy để khảo sát đề tài khoa học cấp Bộ “Tổng kết nội dung và phương thức hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong 40 năm đổi mới 1986-2025”.
Những năm qua, chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện Đăk Glei có nhiều chuyển biến tích cực. Để có được kết quả đó, phải kể đến sự đóng góp kiên trì và lặng lẽ của đội ngũ giáo viên DTTS- những người tham gia “lái đò” tràn đầy nhiệt huyết với nghề, không quản ngại khó khăn, góp phần đưa các em đến với những bến bờ trí thức.
Xin được “mượn” chủ đề của Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức tối 5/10/2024- Mái ấm cho đồng bào tôi- để “đặt tên” cho bài viết nhỏ này.
Xác định công tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia là nghĩa vụ cao cả và trách nhiệm thiêng liêng, cán bộ, chiến sĩ Đội K53 (Bộ CHQS tỉnh) luôn nỗ lực vượt qua mọi gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ.
Sáng 12/11, tại trụ sở Bộ CHQS tỉnh diễn ra Hội nghị liên tịch thường niên lần thứ XIX năm 2024 giữa Bộ CHQS tỉnh Kon Tum và Bộ CHQS tỉnh Attapư (Lào).
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh xác định mục tiêu cải cách hành chính (CCHC) là vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả CCHC.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Xác định rõ tầm quan trọng đó, các cấp, ngành của tỉnh luôn tích cực triển khai tổ chức đào tạo nghề, tạo điều kiện, khuyến khích lao động nông thôn học nghề để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, hàng trăm căn nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Kon Plông đã được thay thế bằng những mái nhà kiên cố, vững chắc, giúp các hộ dân được an cư, thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Hơn 10 năm nay, những cuộc họp chi bộ của 6 thôn thuộc xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy đều có sự tham gia của đảng viên Đội công tác địa bàn Đồn Biên phòng Rờ Kơi; 4 hộ gia đình khó khăn đã được bộ đội kết nghĩa. Bộ đội “về làng” đã giúp bà con dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tình cảm quân – dân thêm gắn bó, đời sống bà con được nâng lên.
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.