Sáng 9/5, Liên đoàn Lao động huyện Tu Mơ Rông tổ chức trao tặng quà cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.
Chiều 8/5, tại thành phố Kon Tum, Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai do Đại tá Phạm Ngọc Phú - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Kon Tum làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm với Đoàn đại biểu Ty Công an tỉnh Rattanakiri (Campuchia) do Trung tướng Dưn Chôm Nan - Giám đốc Ty Công an tỉnh Rattanakiri làm trưởng đoàn.
Chiều 8/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh, Sở Thông tin - Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh cùng phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 4 và định hướng tuyên truyền báo chí tháng 5/2019. Đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh chủ trì hội nghị.
Với 4 dự án nghiên cứu khoa học đạt giải cao cấp tỉnh, cấp quốc gia, Phạm Văn Thanh Giàu - học sinh lớp 12E1 là tấm gương sáng tạo khoa học kỹ thuật ở Trường THPT Kon Tum. Tự hào nhất là Dự án “Cánh tay robot cộng tác” của em đã đạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức dành cho học sinh phổ thông năm học 2018-2019, diễn ra vào tháng 3 vừa qua.
Sáng 8/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức Lễ Phát động “Tháng Nhân đạo” năm 2019 nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5).
Hội Chữ thập đỏ tỉnh hiện có 24.490 hội viên, 723 tình nguyện viên, 2.364 thanh thiếu niên Chữ thập đỏ và 48 đội tình nguyện viên, sinh hoạt tại 10 hội Chữ thập đỏ huyện/thành phố, 99 hội cơ sở xã/phường/thị trấn và 1 hội cơ sở trường học với 933 chi hội.
Sáng 7/5, tại thôn Plei Sa, xã Ia Chim, Thành đoàn Kon Tum phối hợp với Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh và Trung tâm Y tế thành phố tổ chức “Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2019”.
Dành cả tuổi thanh xuân đẹp nhất cho Điện Biên, ông Trịnh Xuân Tính và bà Lê Thị Nhàn ở thôn 2, xã Đăk Cấm (thành phố Kon Tum) đã góp sức cùng với các đồng đội làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. 65 năm trôi qua kể từ ngày chiến dịch thắng lợi, ký ức những ngày mưa dầm cơm vắt, khoét núi ngủ hầm chưa bao giờ phai mờ. Với hai ông bà, những kỷ niệm đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống…
Với mục tiêu giảm nghèo và nâng thu nhập cho người dân, huyện Đăk Tô đã và đang chỉ đạo quyết liệt mỗi xã trên địa bàn thành lập ít nhất một vùng sản xuất tập trung để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi, bao tiêu một số sản phẩm chủ lực như mì, mía, cà phê... Đến nay, huyện cũng đã kết nối với các doanh nghiệp liên kết cùng người nông dân phát triển sản xuất.
Với nhiều nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua tại các ngành, các địa phương đã từng bước đem lại hiệu quả trong thực tế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện các thủ tục.
Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh về nước trong mùa khô 2018 - 2019 tại Lào và Campuchia, tính đến thời điểm này, Đội K53 tỉnh Kon Tum đã quy tập được 13 hài cốt liệt sĩ.
Sau hơn 4 năm thành lập huyện, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, hệ thống hạ tầng y tế huyện Ia H’Drai từng bước được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.
Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái và chủ trương “ở đâu có công nhân gặp khó, ở đó có tổ chức công đoàn”, thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (gọi tắt là CNVCLĐ), đặc biệt là đối với các công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Nạo vét cống rãnh là một trong những công việc cực kỳ nặng nhọc, vất vả, luôn phải tiếp xúc với mùi hôi thối, chất độc hại. Ấy vậy mà hàng ngày, họ vẫn âm thầm gắn bó công việc với một tinh thần trách nhiệm cao, góp phần gìn giữ cho thành phố Kon Tum xanh, sạch, đẹp.
Kiên cường trong chiến tranh, đoàn kết, năng động và quyết tâm trong công cuộc đổi mới, người dân Tu Mơ Rông đang có những bước đi vững chắc trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Sức sống mới đầy triển vọng đang được tạo ra ở Tu Mơ Rông - mảnh đất giàu truyền thống cách mạng…
Tôi gặp họ - những người lính đã đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong một ngày cuối tháng Tư lịch sử. Họ không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng đã dành cả tuổi thanh xuân để cứu chữa, chăm sóc cho các thương binh, nấu từng bữa ăn cho bộ đội, làm giao liên... Mặc bom rơi, mặc gian khổ, họ đã sống một cuộc đời ý nghĩa và cùng nhau viết nên những câu chuyện đẹp về đời lính và tình yêu.
Đã 44 năm trôi qua, kể từ ngày quân ta nổ tiếng súng mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với 5 cánh quân ào ạt tiến vào nội đô Sài Gòn, đập tan sào huyệt cuối cùng của quân địch, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ông Quyền Đình Phong - Đại tá, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24, Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3), vẫn không thể nào quên được thời khắc lịch sử hào hùng, khi mà ông cùng đồng đội ôm súng xung phong, chiếm lĩnh Bộ Tổng Tham mưu ngụy…
Chúng tôi gặp ông Võ Tá Tiến - người từng là Trung đội trưởng Trung đội trinh sát đặc công 968 (Quảng Bình) và hiện là hội viên Hội Cựu chiến binh xã Đăk Hring (huyện Đăk Hà) trong những ngày cuối tháng Tư lịch sử khi cả nước đang hướng về kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặc dù ở tuổi gần 70, nhưng trông ông Tiến vẫn rất minh mẫn khi kể về những ngày tháng Tư lịch sử hào hùng.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4/1975, người dân huyện Đăk Glei chung tay góp sức xây dựng lại quê hương bị tàn phá bởi chiến tranh. Trải qua 44 năm đoàn kết xây dựng quê hương, giờ đây, người dân Đăk Glei đang được sống trong ấm no, hạnh phúc.
Chúng tôi đến Đăk Ruồng (huyện Kon Rẫy) đúng vào dịp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trên những cánh đồng lúa, không khí thi đua lao động sản xuất của bà con nhân dân nơi đây thật sôi nổi...
Chiều tối thứ Sáu hằng tuần, sân nhà ông A Bi ở thôn Kon Hia 1 (xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) lại vang lên tiếng cồng chiêng rộn ràng. Đó là lớp học dành cho các em nhỏ trong thôn do ông A Bi mở và duy trì đều đặn suốt nhiều mùa hè để truyền dạy những nhịp chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ niềm đam mê thuở nhỏ, ông A Bi trở thành người thắp lên tình yêu cồng chiêng cho thế hệ sau, góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống dân tộc.