Trong căn nhà bốn bề là tôn mỏng, làn khói nhang từ trên bàn thờ nhỏ hắt vào không gian chật chội tạo cảm giác ngột ngạt. Người mẹ trẻ Y Choai chăm chú dệt vải. Những sợi chỉ rực rỡ sắc màu đan vào nhau trên khung cửi. Chốc chốc, Y Choai với tay gỡ những lọn chỉ rối- rối như chính cuộc đời mình.
Tại Kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh khóa XII diễn ra chiều 28/4, với 100% đại biểu tán thành, Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Kon Tum năm 2025 đã được thông qua. Một trong những nội dung đáng chú ý nhận được sự đánh giá cao của đại biểu và người dân là việc đặt tên cho các xã, phường sau sáp nhập khi các tên gọi được gắn liền với yếu tố lịch sử và văn hóa.
Ngày mới vào nghề, tôi lúc nào cũng mang theo một cuốn sổ tay, một cây bút và chiếc máy ảnh nhỏ. Cứ đi hiện trường là mở sổ, ghi chép vội những lời kể của nhân vật, gạch đầu dòng mấy ý chính để về viết bài. Có người bảo viết tay mất thời gian, không nhanh bằng ghi âm. Nhưng tôi lại thấy, mỗi lần viết là một lần mình dừng lại để nghe kỹ hơn, nhớ lâu hơn. Có khi chỉ vài dòng ngắn ngủi, nhưng đủ để giữ lại một khoảnh khắc.
Câu nói của chị Nguyễn Thị Thu Hoa (Tổ dân phố 5, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum) làm tôi suy nghĩ mãi. Vì bản thân luôn cho rằng, làm người tiêu dùng thông minh không khó.
Quá trình chuyển đổi số đã và đang diễn ra mạnh mẽ, mang đến nhiều tiện ích cho các cơ quan, đơn vị và người dân, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là tiền đề, động lực để tỉnh Kon Tum triển khai ngày càng sâu rộng, toàn diện, hiệu quả công tác chuyển đổi số.
Triển khai Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, những năm gần đây, đời sống của người dân trên địa bàn huyện Kon Rẫy có nhiều chuyển biến rõ nét, thay đổi tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” bằng tinh thần tự chủ, sáng tạo. Qua đó, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Các hoạt động kỷ niệm mừng đất nước thống nhất tròn nửa thế kỷ đã khép lại nhưng vẫn còn đó dư âm trong lòng triệu triệu người dân cả nước. Và trong phút lặng lòng đó, chúng ta nhận ra rằng: Biết ơn không chỉ là cảm xúc mà còn là bổn phận.
Ngày 3/5, Sư đoàn 10, Quân đoàn 34 tổ chức gặp mặt và biểu dương, khen thưởng lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Từ đầu năm đến nay, ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) triển khai quyết liệt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong bối cảnh này, BHXH tỉnh Kon Tum đã chủ động triển khai nhiều giải pháp không để gián đoạn nhiệm vụ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Trong những năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng khu vực phòng thủ cơ bản, toàn diện, liên hoàn, vững chắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Xác định công tác giảm nghèo luôn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, vì vậy, các cơ quan, đơn vị, địa phương và cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân, nhất là người dân vùng DTTS.
Bút máy, bình tông, thư tay, nhật ký, lược… là những kỷ vật, di vật của liệt sĩ được tìm thấy khi quy tập hài cốt liệt sĩ. Qua những kỷ vật, di vật còn sót lại, chúng ta càng thấu hiểu, biết ơn sự hi sinh của các liệt sĩ và trân trọng hơn giá trị của hòa bình.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế số, kinh tế trí thức đã và đang tạo ra những việc làm mới hiện đại, có chất lượng; mang hàm lượng tri thức cao. Nhưng cũng đòi hỏi người lao động cần tích cực hơn trong trang bị kiến thức, kỹ năng và trình độ công nghệ.
Tròn 50 năm ngày đất nước thống nhất và hơn 70 năm miền Bắc đã chào đón hơn 3 vạn người con phương Nam ra tập kết. Đa số học sinh miền Nam đã trưởng thành trở về, tham gia tiếp quản và xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, trở thành một đội ngũ cán bộ chủ chốt hoạt động trên tất cả các lĩnh vực.
Theo tháng năm, những thời khắc, con người làm nên lịch sử đã góp sức dựng nên bản trường ca hòa bình. Để giờ đây, thế hệ cha ông trực tiếp cầm súng chiến đấu hay những thế hệ được sinh ra trong hòa bình, độc lập, tất cả đều reo vui trong thời khắc kỷ niệm 50 năm Bắc – Nam sum họp một nhà.
Năm nay, dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng trở nên đặc biệt và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Xúc động, tự hào và biết ơn là những cảm xúc bao trùm không chỉ tại buổi lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được Đảng, Nhà nước tổ chức long trọng vào sáng 30/4 mà còn lan tỏa trên mọi nẻo đường, từng ngôi nhà, góc phố, qua màn ảnh nhỏ và trên không gian mạng.
Sáng 1/5, tại Trại tạm giam Công an tỉnh (xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà), Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước cho 4 phạm nhân.
Gặp anh Trần Văn Tuyến - Trưởng ca quản lý kỹ thuật, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum và chị Phạm Thị Loan – công nhân tổ 6, Nông trường Cao su Ngọc Wang (thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum), chúng tôi cảm nhận được năng lượng tích cực, “cháy hết mình” với công việc. Tính chất công việc khác nhau, song tựu trung sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo, anh Tuyến, chị Loan đã để lại những ấn tượng trong hành trình gắn bó với nghề.
Những ngày tháng Tư lịch sử, ông Phan Khắc Long (số nhà 332, phường Quang Trung, thành phố Kon Tum)- CCB của Trung đoàn 24 (QK 8- Miền Tây Nam Bộ) sống lại những ngày tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh vào Tổng nha Cảnh sát Ngụy và cùng đồng đội ăn “bữa cơm hòa bình” đầu tiên.
Mỗi dịp tháng Tư về, cả nước lại náo hức, rộn ràng, tự hào hơn bao giờ hết. Năm nay, kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) lại càng thêm ý nghĩa, không chỉ với người dân Việt Nam, mà còn trong lòng những lưu học sinh Lào đang sinh sống, học tập tại tỉnh Kon Tum.
Không phải vàng, bạc đá quý, cũng không phải trâu, bò, ruộng vườn, 73 năm tuổi đời, “của để dành” của ông Đep (thôn Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) là những tấm thổ cẩm do mình dệt nên. Những tấm thổ cẩm vượt thời gian, mang bản sắc văn hóa truyền thống là một phần cuộc sống của chính ông - người dành trọn đời cho thổ cẩm.