• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật    Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV   

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

21/05/2025 06:02

Triển khai Đề án phát triển đa dạng sản phẩm du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, tỉnh tập trung phát triển các loại hình như du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh, du lịch cộng đồng, nông nghiệp, sinh thái. Qua đó vừa phục vụ du khách, vừa góp phần gìn giữ, phát huy hiệu quả các giá trị truyền thống và tạo sinh kế cho người dân tại chỗ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều không gian du lịch trọng điểm được phát triển hiệu quả, từng bước hoàn thiện như khu vực thành phố Kon Tum,  khu vực Ngọc Hồi - Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y; vùng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei); các điểm du lịch cộng đồng, văn hóa tại huyện Ia H’Drai, Sa Thầy, Đăk Tô, Đăk Hà, Kon Rẫy.

Tại huyện Ngọc Hồi, địa phương tập trung phát triển du lịch cộng đồng gắn với sản phẩm OCOP và văn hóa truyền thống các DTTS. Tiêu biểu như rượu ghè men lá (xã Pờ Y), thịt khô gác bếp (Đăk Dục, Đăk Nông); các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa như: Du lịch cộng đồng tại làng Đăk Răng (xã Đăk Dục) gắn với văn hóa dân tộc Gié - Triêng; du lịch cộng đồng tại làng Đăk Mế (xã Pờ Y) gắn với văn hóa dân tộc Brâu; du lịch cộng đồng tại làng Hào Lý (xã Sa Loong) gắn với văn hóa dân tộc Mường.

Các sản phẩm du lịch gần gũi thiên nhiên được quan tâm đầu tư, khai thác thu hút đông đảo người dân và du khách. Ảnh: H.T

 

Huyện Tu Mơ Rông hiện đang ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm du lịch về thác nước, lòng hồ mặt nước, tiêu biểu như: thác Siu Puông (xã Đăk Na), thác nước Đa tầng Tea Prông (xã Tê Xăng), thác Y Hai (xã Măng Ri), hồ Ba Khen (xã Văn Xuôi); các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như: Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng), làng Pu Tá (xã Măng Ri); làng Lê Văng (xã Đăk Na); Du lịch văn hoá lịch sử, tâm linh như Di tích lịch sử cách mạng Khu căn cứ Tỉnh ủy tại xã Măng Ri; chùa Khánh An (xã Đăk Hà). Các sản phẩm du lịch về dược liệu như vùng trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây, ngũ vị tử cùng các loại dược liệu khác.

Tại các huyện Sa Thầy, Đăk Tô, Ia H’Drai, Đăk Glei, Kon Rẫy, dù còn nhiều khó khăn, các địa phương vẫn nỗ lực xây dựng sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa bản địa và tiềm năng tự nhiên như cồng chiêng, nhà rông, lễ hội, rừng, thác nước. Đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ làm du lịch cộng đồng và thu hút đầu tư theo hướng bền vững.

Là trung tâm kinh tế, chính trị và du lịch của tỉnh, thành phố Kon Tum giữ vai trò đầu mối quan trọng trong phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù. Địa phương nổi bật với các mô hình du lịch cộng đồng tại các làng người DTTS như Kon Kơ Tu, Kon Jơ Dri, Kon Klor; chuỗi tour du lịch lịch sử – tôn giáo – văn hóa hấp dẫn, độc đáo thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách như: tour 4 ngày 3 đêm kết nối thành phố Kon Tum – Kon Plông – Ngọc Hồi; tour 2 ngày 2 đêm thành phố Kon Tum – Sa Thầy; tour trải nghiệm 1 ngày 1 đêm khám phá các điểm di tích trên địa bàn thành phố; tour 3 ngày 2 đêm “Về miền Quốc bảo” kết nối huyện Tu Mơ Rông. Nhiều mô hình mới được hình thành góp phần tạo điểm nhấn cho du lịch như: phố đêm Đăk Bla; các điểm check-in được giới trẻ yêu thích như cà phê Chất Garden (xã Đăk Cấm), Country Coffee (xã Hòa Bình), trải nghiệm sinh thái tại lòng hồ thủy điện Ia Ly (xã Ia Chim).

Có thể kể đến homestay Hnam Gya tại làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu (thành phố Kon Tum) đã nhận được sự hỗ trợ của địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển không gian trải nghiệm dành cho du khách. Homestay đã được nâng cấp với các khu vực như phòng đọc sách, thư viện sách thiếu nhi rộng hơn 40m2, không gian sinh hoạt đốt lửa, thưởng thức ẩm thực với diện tích hơn 60m2 với tổng kinh phí đầu tư gần 400 triệu đồng. Việc đầu tư, cải tạo đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thêm không gian trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách.

Anh A Kâm - chủ homestay Hnam Gya cho biết: Bắt đầu làm homestay từ năm 2019, tôi nhận thấy để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế cần phải khai thác những yếu tố bản sắc của địa phương như không gian nhà sàn truyền thống, âm nhạc, nhạc cụ dân tộc hay ẩm thực đặc trưng. Từ đó, tôi chủ động đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất gắn với bản sắc văn hóa để tạo nên sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo, có sức hấp dẫn lâu dài. Tham gia phát triển du lịch cộng đồng không chỉ mang lại thay đổi tích cực cho gia đình tôi mà còn giúp thay đổi nhận thức của nhiều người dân tại địa phương về làm du lịch.

Phố đêm Đăk Bla (TP. Kon Tum) là không gian văn hóa, ẩm thực, giải trí đặc sắc, góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch về đêm của địa phương. Ảnh: HT

 

Theo ông Nguyễn Văn Bình – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, song song với việc hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, ngành du lịch tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quảng bá, xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động kích cầu, hội nghị, hội thảo liên kết với doanh nghiệp. Qua đó, các sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh tiếp tục được hoàn thiện theo hướng chuyên sâu, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm du lịch cũng được lồng ghép với các chương trình MTQG, nhất là trong xây dựng nông thôn mới và phát triển vùng DTTS. Trong đó chú trọng gìn giữ cảnh quan, bảo tồn văn hóa truyền thống, phát triển các sản phẩm lưu niệm, ẩm thực đặc trưng để tạo dấu ấn cho du khách.

Tuy nhiên, để hướng đến sự phát triển bền vững, thời gian tới cần tiếp tục đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông, cơ sở lưu trú, nguồn nhân lực, quan tâm xây dựng các sản phẩm có chiều sâu, khác biệt, tạo dấu ấn riêng. Việc xác định rõ không gian và các dòng sản phẩm chủ lực, đặc thù ở từng địa phương sẽ góp phần giúp du lịch của tỉnh trở thành điểm đến độc đáo, hấp dẫn thu hút du khách.         

Hoàng Thanh

 

   

Các tin khác

  • Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch
  • Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp
  • Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng
  • Khai mạc Hội thao Báo chí khu vực Tây Nguyên mở rộng năm 2025
  • Xây dựng văn hóa cồng chiêng thành sản phẩm du lịch
  • Vận hội để du lịch Măng Đen vươn ra biển lớn
  • Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch
  • Khai mạc giải Pickleball tỉnh năm 2025
  • Thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Khẳng định giá trị sâm Ngọc Linh qua các nghiên cứu khoa học
  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù
  • Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • Kết thúc hoạt động các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện cấp huyện trước ngày 30/6
  • Quốc hội tiếp tục thảo luận Tổ các dự án luật
  • Thành lập tổ công tác phối hợp điều tra, làm rõ vụ phá rừng ở Ia H’Drai
  • 5/10 huyện, thành phố xếp loại Trung bình về chuyển đổi số năm 2024

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Tình cha mang sắc xanh áo lính
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by