• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Tiêu điểm

Quyết tâm lớn, đồng thuận cao

11/10/2024 20:23

Có thể nói, trong những ngày qua, một sự kiện chính trị có ý nghĩa nhất chính là Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV. 245 đại biểu về dự Đại hội, đại diện cho hơn 324.000 đồng bào của 43 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Đại hội. Ảnh: TVP

 

Đây là một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn tỉnh; là biểu tượng vững bền của tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em.

Có thể khẳng định rằng, từ trước đến nay, Đảng, Nhà nước và tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề dân tộc, đầu tư phát triển về mọi mặt đối với vùng DTTS và miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, từ đó củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc thêm bền chặt.

Như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các DTTS khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.

Chỉ riêng trong giai đoạn 2019-2023 và 6 tháng đầu năm 2024, tổng nguồn vốn huy động đầu tư toàn xã hội để đầu tư cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh là 112.579 tỷ đồng; tổng nguồn vốn tín dụng chính sách là 4.687 tỷ đồng.

Từ các nguồn lực Trung ương và nội lực, tỉnh đầu tư mới, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng 1.162 công trình; hỗ trợ cây, con giống, chuồng trại chăn nuôi, máy móc thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất; xây dựng các mô hình phát triển sản xuất; hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ sản xuất cho đồng bào các DTTS.  

Các chính sách về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, đào tạo nghề, bảo hiểm y tế được thực thi đúng và đủ, kịp thời. Đến nay, 99,31% hộ đồng bào DTTS có đất ở; 99,29% hộ đồng bào DTTS có đất sản xuất. Tỷ lệ hộ gia đình DTTS đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” tăng hàng năm; tỷ lệ hộ DTTS được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế ngày càng cao.

Đặc biệt, từ tháng 2/2021, tỉnh ta đã triển khai thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đến nay, 15.343 hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo thay đổi nếp nghĩ, bỏ dần những hủ tục, phong tục không còn phù hợp; không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; 11.061 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo có đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện; có 5.458 hộ đồng bào DTTS nghèo và cận nghèo tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua đó khích lệ, động viên và khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, chung tay, góp sức xây dựng tỉnh Kon Tum ngày một phát triển.

Đáp lại sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và của chính quyền các cấp, với khát vọng vươn lên, đồng bào các DTTS tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; luôn cố gắng, phấn đấu vươn lên; chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Trong hành trình ấy, đã xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiên tiến, gương sản xuất kinh doanh giỏi là người DTTS, những già làng, người có uy tín tiêu biểu. Đây chính là những hạt nhân trong củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, trong giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đời sống mới, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đáng chú ý là 5 năm qua (2019-2024), với quyết tâm lớn, đồng thuận cao, đồng bào các DTTS trong tỉnh đã đồng tâm hiệp lực cùng chính quyền, tổ chức đoàn thể các cấp hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu chủ yếu trong Quyết tâm thư và Chương trình hành động của Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III (năm 2019). Theo đó, đã hoàn thành 11 nội dung, 21 chỉ tiêu trong 12 nội dung, 28 chỉ tiêu; 1 nội dung, 6 chỉ tiêu gần đạt.

Kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ngày càng đổi thay theo hướng phát triển toàn diện. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm còn 12,45% so với tổng số hộ dân tộc thiểu số, bình quân giảm từ 3-4%/năm.

Toàn tỉnh có 48 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, 5 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; có 65/498 thôn, làng vùng đồng bào DTTS đạt chuẩn thôn nông thôn mới.

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và phát huy. Lòng tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước, sự điều hành của chính quyền các cấp ngày càng sâu sắc.

Những thành tựu đạt được trong thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III rất đáng tự hào, thể hiện quyết tâm chính trị và sự chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và sự nỗ lực, vượt khó vươn lên của nhân dân các dân tộc. 

Quyết tâm lớn, đồng thuận cao vì một tương lai tươi sáng. Ảnh: TVP

 

Trên đà thắng lợi ấy, Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV đã xác định nhiều chỉ tiêu, nội dung lớn để phấn đấu trong 5 năm tới. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung cả tỉnh; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 3-4%/năm; duy trì tỷ lệ 100% hộ đồng bào DTTS được giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất.

Thẳng thắn nhìn nhận, việc thực hiện những mục tiêu mà Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 đặt ra không hề dễ dàng. Nhất là trong giảm nghèo bền vững, vì tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh còn 9.716 hộ DTTS nghèo, chiếm 95,06% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.

Nhưng việc đề ra mục tiêu đó cũng là thể hiện quyết tâm và khát vọng vươn lên không ngừng nghỉ. 5 năm phía trước là thời gian để cấp ủy, chính quyền các cấp cũng như đồng bào các DTTS khẳng định sức mạnh, sự đồng sức, đồng lòng của mình trong nỗ lực đưa khát vọng thành hiện thực.

Quyết tâm lớn, đồng thuận cao vì một tương lai tươi sáng.

Sông Côn

   

Các tin khác

  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Phên giậu biên cương “không rào mà vững”
  • Siết chặt hơn công tác quản lý thực phẩm
  • Khởi đầu thuận lợi, tạo đà tăng trưởng
  • Lan tỏa tinh thần thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại
  • Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
  • Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
  • Sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc
  • Thiêng liêng tiếng gọi tòng quân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by