• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Tiêu điểm

Quyết tâm cải thiện chỉ số hành chính và năng lực cạnh tranh

28/12/2022 06:05

Tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 4, khóa XII vừa diễn ra (từ 7-9/12), một trong những vấn đề đã làm “nóng” nghị trường là việc làm thế nào để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Với quyết tâm tạo chuyển biến rõ nét hơn nữa về vấn đề này, tỉnh đã đề ra những chương trình, giải pháp thiết thực, cụ thể.

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh ta nỗ lực đẩy mạnh cải cách nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả lại chưa được như mong đợi khi các chỉ số: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Cải cách hành chính (PAR INDEX) và Hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) của tỉnh vẫn xếp ở nhóm thấp trong cả nước.

Theo kết quả xếp loại 4 chỉ số năm 2021, chỉ số PCI của tỉnh ta đạt 58,95 điểm, đứng thứ 61/63 tỉnh, thành cả nước (giảm 5 bậc so với năm 2020). Chỉ số PAPI đạt 39,89/80 điểm, xếp thứ 54/60 tỉnh/thành (giảm 5 bậc so với năm 2020); chỉ số PAR INDEX đạt 82,45 điểm, xếp thứ 59/63 tỉnh/thành (giảm 10 bậc so với năm 2020); chỉ số SIPAS đạt 86,13 % và đứng thứ 44/63 tỉnh/thành (giảm 21 bậc so với năm 2020).

Băn khoăn, lo lắng về vấn đề này, tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 4, nhiều đại biểu đã tham gia thảo luận, đặt câu hỏi về nguyên nhân, trách nhiệm khiến các chỉ số cấp tỉnh luôn ở thứ hạng thấp.

UBND tỉnh tổ chức Chương trình Cà phê doanh nghiệp - doanh nhân để lắng nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H

 

Trước “truy vấn” của các đại biểu HĐND tỉnh, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Sâm đã thẳng thắn nêu ra những tồn tại, hạn chế và nỗ lực của tỉnh trong thời gian gần đây.

 Về khách quan, thời gian qua, đặc biệt năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài tới tỉnh nghiên cứu đầu tư, kinh doanh; tỉnh cũng không tổ chức được các hội nghị, chương trình gặp mặt, đối thoại doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh đó, một số văn bản hướng dẫn về Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Tài sản công… có những điểm còn có nhiều cách hiểu khác nhau gây khó khăn cho quá trình tiếp nhận, xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn là yếu tố hàng đầu. Đó là một số cơ quan, đơn vị chưa làm tốt công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, cán bộ ở một số đơn vị chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công vụ, có tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, chưa có tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp; việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa đồng bộ. Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp vẫn còn xảy ra, nhất là trong lĩnh vực cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện như thanh tra, kiểm tra môi trường, thuế, xây  dựng, đấu thầu.

Nhận thấy được những yếu kém đó, trong năm 2022, UBND tỉnh đã tổ chức 200 cuộc họp để bàn tháo gỡ khó khăn liên quan đến lĩnh vực đất đai, đầu tư, quy hoạch, tài sản công.  Tổ chức 15 đoàn làm việc với bộ, ngành để tham vấn ý kiến; ban hành 7 văn bản quy phạm pháp luật và làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để được hướng dẫn, giúp đỡ tỉnh.

UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Kon Tum và đã tiến hành kiểm tra đột xuất 58 cơ quan, đơn vị, qua đó, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục các hạn chế, yếu kém, xử lý các cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp, sử dụng Dịch vụ công trực tuyến phục vụ tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn. Đến nay, đã có 1.339 dịch vụ công trực tuyến được cập nhật, cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh; trong đó, có 169 dịch vụ công mức độ 3 và 1.170 dịch vụ công mức độ 4 và 426 dịch vụ công trực tuyến mức độ 2. Cung cấp, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia 1.174 dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 66,44%...

Tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tổ chức các chương trình đối thoại, cà phê nghiệp-doanh nhân để lắng nghe, chia sẻ và tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Chủ động tiếp xúc, kêu gọi, làm việc với nhà đầu tư nên năm 2022, tỉnh thu hút được 19 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.655,6 tỷ đồng. Ngoài ra, một số nhà đầu tư có tiềm lực cũng đã đến khảo sát và tìm kiếm cơ hội đầu tư như Tập đoàn Sun Group, Nutifood, Hùng Nhơn...

Theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TU (ngày 16/5/2022) của Tỉnh ủy, tỉnh ta đặt ra mục tiêu đến năm 2025, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thuộc nhóm khá của cả nước; chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công, chỉ số Cải cách hành chính của tỉnh thuộc nhóm 30/63 tỉnh, thành phố; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%. Riêng trong năm 2023, tỉnh ta đề ra mục tiêu nâng các chỉ số này lên 5 bậc so với năm 2022.

Để thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ này, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết về hoạt động chất vấn với 2 nội dung, trong đó, có nội dung về giải pháp nâng cao 4 chỉ số cấp tỉnh (PCI, PAPI, PAR INDEX,SIPAS).

Ngay sau đó, ngày 12/12/2022, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 4212/KH-UBND về thực hiện công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023 giao trách nhiệm cho từng sở, ngành, địa phương và đề ra những giải pháp thực hiện cụ thể. Mục tiêu là tiếp tục nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch.

Để đạt được 4 chỉ số cấp tỉnh về cả điểm số và xếp hạng cao trong điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh ta còn nhiều khó khăn là thách thức không nhỏ. Điều này, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, chứ không riêng một ngành hay lĩnh vực nào. 

Thùy Hương

   

Các tin khác

  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Phên giậu biên cương “không rào mà vững”
  • Siết chặt hơn công tác quản lý thực phẩm
  • Khởi đầu thuận lợi, tạo đà tăng trưởng
  • Lan tỏa tinh thần thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại
  • Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
  • Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
  • Sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc
  • Thiêng liêng tiếng gọi tòng quân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • Thông cáo báo chí số 13, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by