• Thời sự - Chính trị
    • Xây dựng Đảng
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
    • An toàn giao thông
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
    • Nhịp cầu bạn đọc
Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW    Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân    Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị    Hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh trong tuần thứ hai của Kỳ họp lần thứ 9, Quốc hội khóa XV    Truy điệu, an táng 26 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia   

Tiêu điểm

Bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc

25/11/2024 13:14

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Người khẳng định: Di sản văn hóa dân tộc là vốn quý, là bệ đỡ cho nền văn hóa dân tộc.

Cũng chính vì lẽ đó, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, quy định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện là bảo tồn cổ vật, di tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh 65 tuy ngắn gọn nhưng súc tích, phản ánh những tư tưởng, quan điểm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, khẳng định việc bảo tồn cổ vật, di tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”. Cho đến nay, Sắc lệnh vẫn giữ nguyên tính lý luận và thực tiễn, soi sáng cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của quốc gia, dân tộc.

Với ý nghĩa đó, ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, mục đích là phát huy truyền thống, ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam; động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp để khơi gợi, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân.

Múa xoang và cồng chiêng không thể thiếu trong các lễ hội của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Ảnh: DĐN

 

Xác định tầm quan trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhất là văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS, trong những năm qua, công tác tham mưu các văn bản triển khai thực hiện các chính sách pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) triển khai tích cực và kịp thời bằng các chương trình, kế hoạch, đề án như: Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định số 1308/QĐ-UBND ngày 19/11/2019 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa làng truyền thống các DTTS tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 - 2025”; Kế hoạch số 3113/KH-UBND, ngày 31/8/2021 của UBND tỉnh về “Bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025”; Kế hoạch số 3579/KH-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh về “Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, ngành VHTT&DL tỉnh tích cực ban hành nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch, nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa tinh thần của đồng bào các DTTS.

Điển hình trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong những năm qua phải kể đến việc nghiên cứu, phục dựng Lễ mừng nước giọt của nhóm Rơ Ngao (Ba Na) làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà; phục dựng Lễ mừng nhà rông mới của nhóm Hà Lăng (Xơ Đăng) làng Đăk Đe, xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy… Việc nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống góp phần đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần, đẩy mạnh và nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.

Thực hiện Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 30/7/2021 về phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025”; ngay từ năm 2023, Sở VH,TT&DL phối hợp với UBND các huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông tổ chức 2 lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang trong cộng đồng dân tộc Xơ Đăng - nhóm Xơ Teng, 1 lớp tập huấn chỉnh chiêng cho các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Cho đến nay, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều mở lớp truyền dạy cồng chiêng, xoang cho thế hệ trẻ, hình thành nên các câu lạc bộ/đội cồng chiêng, xoang thiếu niên ở cộng đồng dân cư và trong trường học, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng.

Bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh. Ảnh: DĐN

 

Cũng trong những năm qua, công tác bảo tồn, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa nhà rông truyền thống các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh được các huyện, thành phố tập trung các nguồn lực, vận động người dân xây mới hoặc sửa chữa nhà nhà rông bị hư hỏng, xuống cấp nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư và góp phần quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch của tỉnh.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn tỉnh cũng được ngành VHTT&DL tỉnh triển khai thực hiện với các nội dung như xây dựng phóng sự tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy nghề dệt thủ công truyền thống, trang phục truyền thống; tổ chức lớp truyền dạy nghề dệt thủ công truyền thống tại xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà; xuất bản cuốn sách “Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na ở Kon Tum”; hồ sơ khoa học về nghề dệt thủ công truyền thống của nhóm A Ráp (Gia Rai) và dân tộc Ba Na được Bộ VHTT&DL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia.

Có thể nói, nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan bộ, ngành ở Trung ương và sự chỉ đạo sát sao của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương, những năm qua, việc triển khai các nhiệm vụ về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, đạt được nhiều kết quả. Di tích và phát huy các giá trị di tích được quan tâm đầu tư nâng cấp sửa chữa, công tác bảo vệ các di tích trên địa bàn tỉnh được các cấp chính quyền chú trọng; các loại hình di sản văn hóa truyền thống đang được duy trì và có sự chung tay bảo tồn của chủ thể văn hóa, cả cộng đồng, các già làng, trưởng thôn, các nghệ nhân nhiệt tình trong việc truyền đạt cho thế hệ sau về bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

Kế thừa và tiếp nối quan điểm về di sản văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển. Vì vậy, để xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển các giá trị di sản văn hóa của dân tộc chúng ta phải phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước.

Việc tổ chức Ngày Di sản Văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc đẩy mạnh tuyên truyền Ngày Di sản Văn hóa nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Dương Đức Nhuận

   

Các tin khác

  • Thấm sâu việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Đồng thuận, hưởng ứng cao bước đột phá về thể chế
  • Phên giậu biên cương “không rào mà vững”
  • Siết chặt hơn công tác quản lý thực phẩm
  • Khởi đầu thuận lợi, tạo đà tăng trưởng
  • Lan tỏa tinh thần thể dục thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại
  • Quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
  • Phát huy sức mạnh toàn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới
  • Sứ mệnh thiêng liêng của người thầy thuốc
  • Thiêng liêng tiếng gọi tòng quân
Gửi bình luận của bạn
   
Đang xử lý

Tin Mới Nhất

  • KẾT LUẬN 155-KL/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỀ SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
  • Hội LHPN tỉnh tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ V
  • Đăk Glei: Bố trí hơn 5,8ha đất phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự do
  • Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân
  • Tỉnh ủy Kon Tum tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW
  • Hội nghị Triển khai hoạt động hè năm 2025 và Chương trình “Bình dân học vụ số”
  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Thấm sâu lời Bác dạy

Chùm ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Kon Tum qua ảnh

Ghi chép - Phóng sự

  • Chùm ảnh: Ngọc Linh mùa lúa xanh
  • Chùm ảnh: Người sưu tầm đồ cổ ở Kon Tum
  • Bếp cơm ấm áp tình người
  • Sức hấp dẫn ở thiên đường du lịch Măng Đen

Đất & Người Kon Tum

  • Kỹ nghệ chỉnh âm cồng chiêng của người Xơ Đăng
  • Thời gian qua, dù xã hội có nhiều thay đổi, nhưng cộng đồng người Xơ Đăng trên địa bàn tỉnh vẫn luôn nỗ lực bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là kỹ thuật chỉnh âm cồng chiêng. Không cầu kỳ, không phô trương, kỹ nghệ này vẫn được người Xơ Đăng nỗ lực gìn giữ, bảo tồn qua các thế hệ.
  • Người giữ lửa nghề truyền thống ở Đăk Niêng
  • Đâu chỉ là máu xương
  • Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
  • Khuyến nông - Khuyến lâm
Thông tin cần biết
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Thời tiết
  • Lịch cúp điện
  • Lao động việc làm
  • Thời sự - Chính trị
  • Kinh tế
  • Xã hội
  • Văn hóa - Thể thao - Du lịch
  • Pháp luật & Đời sống
  • Đất & Người Kon Tum
  • Tòa soạn & Bạn đọc
Báo Kon Tum điện tử
• Phó tổng Biên tập: Phạm Minh Bảo, Nguyễn Thị Liễu Hạnh
• Tòa soạn: 281 Thi Sách, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum
• Điện thoại: 0260 3862531; Email: toasoanbaokontum@gmail.com
• Giấy phép số: 460/GP-BTTTT, do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 06/9/2022
Liên hệ tòa soạn
Thông báo bảng giá quảng cáo mới
Developed by